Tiểu Luận 11 bài tập - tiểu luận môn sử ( Cao học)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1

    LÝ DO NỘP ĐỀ TÀI

    Khoa học lịch sử nói chung, phương pháp biện chứng lịch sử nói riêng là một môn khoa học hết sức cần thiết với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Lịch sử giúp chúng ta hiểu được những gì xảy ra trong quá khứ của lịch sử loài người để phục vụ cho hiện tại, định hướng cho tương lai bởi đó mà có người đã mạnh dạn nhận định “Lịch sử là cô giáo của cuộc sống”. Phương pháp luật sử học đưa các nhà nghiên cứu và giảng dạy lịch sử biến một cách sâu sắc và toàn diện về khoa học không thể mày mò tuỳ tiện mà phải có cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu phù hợp với đặc trưng và nội dung lịch sử. Trong khi đó, quá trình phát triển của xã hội loài người là một quá trình phát triển liên tục, nhiều mặt bao gồm nhiều sự kiện, thể hiện sự phát triển đi lên hợp qui luật. Việc nghiên cứu lịch sử luôn phải xuất phát phát từ sự vận động của lịch sử, đồng thời để nhận thức được quy luật của lịch sử phải hiểu biết đúng sự kiện cụ thể, sự kiện được xem như là nguyên liệu không thể thiếu được để hình thành tri thức khoa học. Nhà sử học bao giờ chú ý khai thác để tìm ra sự kiện mới chưa ai biết đến. Khi phát hiện ra các sự kiện này, trước hết nhà sử học xác minh, phân tích và so sánh các sự kiện ấy rồi mới đưa vào hệ thống kiến thức. Vì vậy, chỉ trên cơ sở sự kiện, nhà sử học mới xây dựng được lí thuyết của mình. Song xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của sự kiện nó được khoa học nghiên cứu hoàn toàn không phải là một vấn đề đơn giản mà là hết sức phức tạm và đầy mâu thuẫn. Giữa những sự kiện và khái quát, một thao tác tư duy, có liên quan chặt chẽ: “Trong hệ thống nhận thức khoa học, sự liên quan chặt chẽ với lý thuyết. Vì thuyết tác động đến nhận thức sự kiện, không phải nó nhận thức mà còn hướng dẫn việc tìm tòi khoa học, sự định hướng của nghiên cứu” K.Méc - Đôn.

    Theo nhận xét của nhà sử học Liên Xô cũ N.A.Eropheep: Trong một thời gian dài, các nhà sử học không đánh giá được ngay bản chất phức tạm của sự kiện và khái quát. Đối vói họ sự kiện là một cái gì đó đơn giản và rõ ràng, nhiệm vụ của người nghiên cứu chỉ giới hạn ở việc phát hiện và sưu tầm sự kiện. Do đó, họ có thái độ không tin vào sự khái quát, thậm chí tỏ ra dè dặt.

    Một số người khác lại quá nhấn mạnh trong việc diễn đạt chính xác các sự kiện, lại rơi vào sai lầm đối lập sự kiện với khái quát. Sự kiện mà không có sự khái quát là “sự kiện câm” .

    Từ tầm quan trọng của sự nắm vững những vấn đề cơ bản của phương pháp luận sử học và hiểu đúng bản chất của sự kiện lịch sử. Các nhà nghiên cứu và giảng dạy lịch sử phải chú ý những vấn đề trên. Bên cạnh đó lại có nhiều quan điểm, trường phái khác nhau về sự kiện lịch sử nhất là sử học Maxit và sử học tư bản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...