Tài liệu 10 thiết bị tình báo kinh điển

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    10 THIẾT BỊ TÌNH BÁO KINH ĐIỂN




    Những thiết bị tình báo từng được sử dụng rộng rãi đang được trưng bày tại Bảo tàng Tình báo quốc tế Mỹ, trong đó có thỏi son bắn đạn, máy nghe trộm hình gốc cây.



    “Lĩnh vực tình báo không hề tách rời cuộc sống thường ngày. Điệp viên sống và hoạt động ngay giữa chúng ta. Vì vậy, họ cần đến những vật dụng hàng ngày để che giấu tài liệu mật và đưa tin mà không bị phát hiện, Thomas Boghardt, nhà sử học của Bảo tàng Tình báo Quốc tế tại Mỹ phát biểu với Discovery News.



    Súng hình thỏi son được cơ quan tình báo Liên Xô cũ (KGB) sử dụng từ giữa những năm 60 trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Đây là loại vũ khí được ngụy trang dưới dạng một thỏi son và chỉ bắn một phát đạn duy nhất. Nó còn được biết đến với cái tên “nụ hôn tử thần”.



    Loại máy quay nhỏ F–21 do KGB chế tạo khoảng năm 1970. Nó được giấu trong một khuyết áo và được kích hoạt khi người mặc ấn nút trong túi áo. Những chiếc máy quay kín đáo, nhỏ gọn này có thể được sử dụng tại những sự kiện đông người như các cuộc họp chính trị mà không thể bị phát hiện.



    Trong những năm 60, cơ quan tình báo hải ngoại của Đông Đức (HVA) đã chế tạo một loại máy ảnh thu nhỏ tài liệu. Loại máy ảnh này chụp lại các tài liệu rồi thu nhỏ văn bản nhờ một quy trình hóa học. Nhờ vậy mà cả một đoạn văn bản không lớn hơn một dấu chấm. Bằng cách này, điệp viên có thể che giấu các thông tin bí mật khi chỉ nhìn bằng mắt thường.



    Trong những năm 60 và 70 của thế kỉ 20, các nhà ngoại giao Tây Âu làm việc tại Đông Âu luôn tránh mua trang phục ở đây. Họ thường gửi đơn đặt quần áo và giày dép ở Tây Âu. Tại Romania, cơ quan tình báo đã lợi dụng điều này. Họ bắt tay với cơ quan bưu chính cài một máy phát tín hiệu trong gót giày.



    Các thông tin được truyền qua không gian trong thời kỳ̀ Thế chiến thứ hai có thể bị chặn lại và mã hóa do phía Đức sử dụng thiết bị mật mã Enigma. Bề ngoài máy Enigma trông giống như một chiếc máy đánh chữ thông thường, nhưng thực tế lại không phải vậy. Những đoạn thông tin tương ứng được mã hóa thành dạng mã Morse. Để giải mã, cần phải có bảng những ký hiệu mã hóa, nhưng bảng ký hiệu này lại được thay đổi liên tục hàng ngày. Do vậy, Enigma từng được coi là cỗ máy không thể bị phá giải.



    Loại đĩa mật mã này xuất hiện từ thời Nội chiến ở Mỹ (1861–1865). Nguyên tắc hoạt động của nó khá dễ hiểu: xoay phần đĩa bên trong để thay đổi vị trí chữ cái như M = G, P = J, Nghe có vẻ đơn giản, nhưng cái khó là ở chỗ thông tin lại được các điệp viên viết dưới dạng một ngôn ngữ lạ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...