Luận Văn 10 năm phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (2000-2010) Thành tựu và một số vấn đề đặt ra trong công t

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    10 năm phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (2000-2010): Thành tựu và một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý


    Tóm tắt. Trong lịch sử 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, thì 10 năm cuối là một chặng đường rất ngắn nhưng lại đã ghi được nhiều thành tựu ấn tượng về sự phát triển kinh tế-xã hội. Cụ thể là, nền kinh tế đã có sự phát triển vượt bậc cả về qui mô, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng, và đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Có thể thấy, Hà Nội giờ đây đã có một diện mạo khác nhiều so với thập kỷ trước trên mọi phương diện: kinh tế, văn hóa, đời sống vật chất và tình thần. Tuy nhiên, bên cạnh những gam màu sáng đó, sự phát triển của Hà Nội vẫn còn nhiều gam màu tối, trong đó có những bức xúc do sự yếu kém của hoạt động quản lý, đặc biệt là quản lý đô thị, như: quy hoạch phát triển lộn xộn, chắp vá; hệ thống đường sá chật chội và bụi bẩn, giao thông tắc nghẽn; môi trường ô nhiễm tới mức báo động Những vấn đề đặt ra đó đòi hỏi phải sớm được giải quyết để Hà Nội không chỉ nằm trong “Top 17” Thành phố của thế giới về qui mô diện tích, mà còn là Thành phố lớn về quy mô nền kinh tế, với một diện mạo vừa bảo tồn được văn hóa dân tộc mà vẫn mang dáng vẻ của một Thành phố hiện đại.







    1. Những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế-xã hội 2000-2010


    Thứ nhất, thành phố đã có những thay đổi nhanh chóng cả về diện tích, dân số và tổng sản phẩm nội địa.
    Hà Nội vào nửa đầu thế kỷ XX còn rất nhỏ.
    Năm 1954, khi tiếp quản Thủ đô, Hà Nội chỉ rộng 152 km2, với 53.000 dân sinh sống(1). Từ đó đến nay, sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính (trong đó có 3 lần mở rộng vào năm 1961; 1978; và 2008), Hà Nội đã có diện tích tự nhiên tới 3.344,7002 km2 và dân số là
    6.448.837 người. Sự mở rộng phạm vi lãnh thổ đã tạo cho Hà Nội nhiều cơ hội phát triển cả về kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng và cảnh quan đô thị. Xét về quy mô, năm 2009, Hà Nội đứng đầu cả nước về diện tích, thứ hai về dân số và tổng sản phẩm quốc nội (chỉ sau Tp. Hồ Chí Minh). Nếu năm 2000, GDP của Hà Nội mới đạt 39.944 tỷ đồng (chiếm 9,04% tổng GDP cả nước), thì đến năm 2007 đã tăng lên 137.935 tỷ (chiếm 12,06%), và năm 2009 là 205.890 tỷ đồng (chiếm 12,41%)(2).
    Thứ hai, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội luôn ở mức cao, và nằm trong “Top” đầu cả nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...