Chuyên Đề 1 số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tiền lương & các khoản trích theo lương tại Viện Y học cổ truyề

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1 số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tiền lương & các khoản trích theo lương tại Viện Y học cổ truyền


    LỜI NÓI ĐẦU
    Kế toán hành chính sự nghiệp là một bộ phận quan trọng của hệ thống các công cụ quản lí, bộ phận cấu thành của hệ thống kế toán Nhà nước, có chức năng tổ chức hệ thống thông tin toàn diện, liên tục, có hệ thống về tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí, quỹ tài sản công ở các đơn vị thụ hưởng ngân quỹ Nhà nước, quỹ công cộng. Do đó, đối với Viện y học cổ truyền công tác hạch toán kế toán được thực hiện theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và công tác tiền lương, bảo hiểm xã hội cũng như vậy, thù lao của công nhân viên chức được hưởng theo chế độ hệ số cấp bậc dành cho riêng ngành y tế do Nghị định 25/CP ban hành.
    Viện y học cổ truyền Việt Nam là cơ sở nghiên cứu và điều trị bệnh thuộc Bộ Y tế, thực hiện chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước để phù hợp với cơ chế kinh tế mới trong lĩnh vực khám chữa bệnh.
    Song số lượng lao động, thời gian lao động và năng suất lao động của công nhân viên chức và người lao động có quan hệ mật thiết với thực hiện kế hoạch và kết quả hoạt động kinh doanh. Tiền lương là phần thù lao trả cho người lao động tương xứng với số lượng, chất lượng, và kết quả lao động.
    Bảo hiểm xã hội (BHXH) là khoản trợ cấp cho người lao động trong thời gian nghỉ việc vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động .
    Tiền lương và BHXH là nguồn thu nhập của công nhân viên chức và người lao động. Nó có vai trò hết sức quan trọng nhằm tạo cho cán bộ công nhân viên chức và người lao động yên tâm, ổn định trong cuộc sống, tích cực tham gia lao động sản xuất.
    Sự thay đổi cơ chế thị trường đã tạo môi trường thuận lợi nhưng cũng làm cho Viện gặp không ít khó khăn trong quá trình phát triển. Nhưng nhờ có sự năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo viện đã từng bước đi lên, không ngừng lớn mạnhvà tạo ra chỗ đứng cho riêng mình đồng thời giữ chữ tín đối với người bệnh, không ngừng tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên, người lao động.
    Trong thời gian tìm hiểu thực tế tại Viện Y học cổ truyền, được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo Viện và tập thể cán bộ công nhân viên phòng tài vụ đã giúp chúng tôi hoàn thành bản chuyên đề này .
    Nội dung bản chuyên đề bao gồm 3 phần:
    PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TIỀN LƯƠNG Ở VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM.
    PHẦN II: CÔNG TÁC KẾ TOÁN, KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM.
    PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VA CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN.
     
Đang tải...