Tiểu Luận 1 số vấn đề xung quanh chế độ tài chính kế toán ngoại tệ, hạch toán ngoại tệ, biện pháp xử lý chênh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Tỷ giá, thị trường ngoại tệ xưa nay vốn dĩ là điều bí ẩn, đầy bất trắc. sự vận động của chúng thường vượt ra ngoài dự đoán và khả năng chế ngự của nhà nước nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng. Chỉ trong một thời gian ngắn chúng ta đã chứng kiến hai sự kiện làm rung chuyển thế giới. Đó là sự khủng hoảng của đồng Pêsô (Mêhico) vào tháng 12-1994 và sự mất giá kỉ lục trong năm 1995, rồi lại lên giá đột biến của đồng USD vào năm 1996. Đặc biệt cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 đã để lại một dấu ấn nặng nề với những hậu quả mà thậm chí cho đến nay chúng ta vẫn chưa lường hết được. Tuy nhiên những ảnh hưởng như vậy càng chứng tỏ được quy mô tầm cỡ, tính đa dạng phong phú của thị trường tài chính.

    Quả thật, hơn 20 năm qua các thị trường tài chính đã thay đổi với một tốc độ chưa từng có. Xét riêng về khía cạnh ngoại tệ, nếu doanh số buôn bán của thế giới năm 1982 mới chỉ ở mức 10-20 tỉ $/ngày thì con số này hiện nay đã vượt lên đến hàng nghìn tỉ $/ngày.

    Là một nước đang đi những bước đi đầu tiên trên cả phương diện lí luận và thực tiễn, hơn bao giờ hết việc nghiên cứu các vấn đề xung quanh về ngoại tệ là một điều cấp bách đối với chúng ta.

    Tuy nhiên các vấn đề liên quan đến ngoại tệ thật vô cùng phong phú. Dưới mỗi một góc độ nghiên cứu khác nhau, các vấn đề đó mang sắc thái khác nhau. Với tư cách là sinh viên khoa kế toán, em xin phép chỉ đi sâu vào lĩnh vực kế toán đối với vấn đề này. cụ thể em sẽ tập trung vào chế độ kế toán ngoại tệ, xử lí chênh lệch tỉ giá, phương pháp hoạch toán ngoại tệ. Đây chính là những vấn đề then chốt của đề tài mà em chọn nghiên cứu : “Một số vấn đề xung quanh chế độ tài chính kế toán ngoại tệ, hạch toán ngoại tệ, biện pháp xử lí chênh lệch ngoại tệ trong các doanh nghiệp hiện nay “.

    Là sinh viên với vốn kinh nghiệm còn quá ít, nên em không thể tránh khỏi thiếu sót. Do đó, trong quá trình xem xét bài viết, mong các thầy cô bỏ qua và cho em một vài nhận xét góp ý của thầy cô về bài viết của em.

    Em rất cảm ơn thầy giáo, Tiến sĩ Nguyễn Năng Phúc, người phụ trách hướng dẫn em làm đề án. trong quá trình làm, thầy đã nhiệt tình giúp đỡ , chỉnh lí, uốn nắn những sai lệch trong suy nghĩ giúp cho bài viết của em được hoàn thiện hơn.

    Em chân thành cảm ơn thầy Phúc cùng toàn thể các thầy cô đã giúp đỡ và sẽ cho ý kiến về bài viết của em.

    Trên đây là phần gới thiệu chung về đề tài nghiên cứu. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ xem xét ở phần hai.




    II. Nội dung

    A. Cơ sở lí luận

    Cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế là sự chuyển đổi về yêu cầu quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh trong các đơn vị kinh tế.Trong điều kiện đó,hệ thống kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/1/1995 áp dụng thống nhất trong cả nước, là một văn bản pháp quy làm cơ sở cho các đơn vị tổ chức công tác kế toán ở đơn vị mình.

    1. Một số quy định cần nắm :

    Theo thông tư số 101/2000/TT/BTC ngày 17/10/2000; sửa đổi bổ sung thông tư số 44/TC-TCDN ngày 8/7/1997 của Bộ tài chính hướng dẫn xử lí các khoản chênh lệch tỷ giá trong các doanh nghiệp, một số quy định chung bao gồm:

    1.1 Theo thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    - Ngoại tệ là loại tiền khác với tiền Đồng Việt Nam.

    - Nghiệp vụ ngoại tệ là chỉ các nghiệp vụ thu chi bằng ngoại tệ trong kết toán vãng lai và để tính giá.

    - Tỷ giá hối đoái là tỷ giá trao đổi giữa 2 loại tiền (sau đây gọi tắt là tỷ giá).

    - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (sau đây gọi tắt là chênh lệch tỷ giá) là chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ kế toán với tỷ giá quy đổi tại thời điểm điều chỉnh của cùng một loại ngoại tệ.

    1.2. Các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng điều chỉnh của thông tư này có các nghiệp vụ ngoại tệ thực hiện hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá theo quyết định của chế độ kế toán hiện hành.

    1.3. Những ngoại tệ mà ngân hàng Nhà nước Việt Nam không công bố tỷ giá quy đổi ra đồng Việt Nam thì thống nhất quy đổi thông qua đồng Đô la Mỹ

    2. Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ.

    Khi Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế thì các nghiệp vụ xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú. Vì vậy, các nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến ngoại tệ, vật tư, chi phí và các nghiệp vụ thanh toán bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp ngày càng nhiều. Để phản ánh đúng giá vốn của vật tư, hàng hoá, chi phí, doanh thu, thu nhập và kết quả sản xuât kinh doanh của các doanh nghiệp, kế toán ngoại tệ ở các doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

    -Đối với các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán Việt Nam thì phải quy đổi ngoại tệ thành tiền Việt Nam (VNĐ) để hạch toán quá trình luân chuyển vốn. Nguyên tắc này đòi hỏi khi có các nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến ngoại tệ thì kế toán phải quy đổi ngoại tệ thành tiền VNĐ theo tỷ giá hợp lí để ghi sổ kế toán.

    -Các doanh nghiệp phải mở sổ chi tiết để theo dõi các loại vốn bằng tiền, các khoản phải thu, phải trả bằng ngoại tệ theo đơn vị nguyên tệ nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho công tác quản lí ngoại tệ và điều chỉnh tỉ giá ngoại tệ kịp thời, chính xác.

    3. Để hạch toán chi tiết vốn bằng tiền bằng ngoại tệ theo đơn vị nguyên tệ, kế toán phải sử dụng hệ thống chứng từ, sách,tài khoản sau :

    a.Tài khoản sử dụng.

    *TK 413 – chênh lệch tỷ giá.

    Bên Nợ: - Chênh lệch tỷ giá phát sinh giảm của vốn bằng tiền, vật tư, hàng hoá có gốc ngoại tệ và nợ phải thu.

    - Chênh lệch tỷ giá phát sinh tăng của các nợ phải trả.

    - Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá.

    Bên Có: - Chênh lệch tỷ giá phát sinh tăng của vốn bằng tiền, vật tư, hàng hoá có gốc ngoại tệ và nợ phải thu.

    - Chênh lệch tỷ giá phát sinh giảm của các nợ phải trả.

    - Kết chuyển lỗ chênh lệch tỷ giá.

    TK 413 có thể có số dư bên Nợ hoặc bên Có.

    Số dư bên Nợ : Chênh lệch tỷ giá cần được xử lý.

    Số dư bên Nợ : Chênh lệch tỷ giá còn lại.

    *TK 007 - Nguyên tệ các loại.

    TK 007 phản ánh vốn bằng tiền bằng ngoại tệ theo đơn vị nguyên tệ và được mở chi tiết theo từng loại ngoại tệ (USD,DEM .) và nơi quản lý ngoại tệ( tại quỹ hoặc gửi ngân hàng).

    *TK 1112-Ngoại tệ tại quỹ.

    TK 1122-Ngoại tệ gửi ngân hàng.

    Bên Nợ: Số ngoại tệ tăng.

    Bên Có : Số ngoại tệ giảm.

    Số dư bên Nợ : Số ngoại tệ hiện có tại quỹ hoặc gửi ngân hàng.

    b. Chứng từ, sổ sách sử dụng.

    Cũng giống như cấc loại nghiệp vụ liên quan đến vốn bằng tiền khác (tiền mặt, ngân phiếu,vàng,bạc .) các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ cũng được minh chứng qua hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán.

    Tại quỹ của doanh nghiệp.

    Theo chế độ kế toán hiện hành, các đơn vị được phép giữ lại một số tiền mặt trong hạn mức quy định để chi tiêu cho những nhu câù thường xuyên. Mọi khoản thu chi ngoại tệ đều phải có phiếu thu,phiếu chi với đầy đủ chữ ký của người giao, người nhận (giám đốc hoặc người được uỷ quyền, kế toán trưởng).phiếu thu, phiếu chi được lập theo mẵu 01,02 TT_Chế độ chứng từ kế toán.Chú ý phải ghi rõ loại,số lượng, ngoại tệ, tỷ giá quy đổi ngoại tệ.Sau khi đã thu,chi tiền thủ quỹ đóng dấu “Đã thu tiền”, “Đã chi tiền” vào chứng từ.Cuối ngày căn cứ vào những chứng từ thu,chi để ghi vào sổ quỹ và lập báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ thu, chi để ghi sổ kế toán. thủ quỹ là người chịu trách nnhiệm quản lý và nhập xuất quỹ ngoại tệ tại quỹ.Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tiền quỹ thực tế, đối chiếu với số liệu sổ quỹ,sổ kế toán. Nếu có chênh lệch thủ quỹ và kế toán phải tự kiểm tra để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý.

    Kế toán ngoại tệ sau khi nhận được báo cáo quỹ (kèm theo chứng từ gốc) do thủ quỹ chuyển đến phải kiểm tra chứng từ và cách ghi chép trên báo cáo quỹ rồi tiến hành định khoản, sau đó mới ghi vào sổ kế toán về ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ.

    Một số sổ, bảng biểu được sử dụng để theo dõi ngoại tệ:

    -Bảng kê ngoại tệ.

    -Sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ.

    -Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ).

    -Sổ chi tiết tài khoản 1112.

    -Sổ cái tài khoản 1112.

    Ngoại tệ gửi ngân hàng:

    Chứng từ sử dụng để hạch toán các khoản tiền gửi là giấy báo Có, giấy báo Nợ hoặc bảng sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc(uỷ nhiệm thu,chi; séc chuyển khoản, séc bảo chi .).Hằng ngày nhận được chứng từ do ngân hàng gửi đến, kế toán kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc. Nếu có chênh lệch phải thông báo kịp thời để xử lý. Sau đó tiến hành định khoản, ghi sổ theo dõi ngoại tệ ở ngân hàng. Việc hạch toán ngoại tệ cần phảI được chi tiết cho từng loại ngoại tệ và từng nơi quản lý.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...