Luận Văn 1 số vấn đề về tổ chức quản lý & kế toán TSCĐ tại công ty bao bì Đống Đa

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1 số vấn đề về tổ chức quản lý & kế toán TSCĐ tại C.ty bao bì Đống Đa
    CHƯƠNG I
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN
    TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
    SẢN XUẤT


    I. CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
    1. Khái niệm chi phí sản xuất
    Trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm là quá trình tiêu hao lao động sống và lao động quá khứ tạo ra giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm, lượng lao động tiêu hao được thể hiện bằng 3 yếu tố.
    + Tư liệu lao động (như nhà xưởng, máy móc, thiết bị và những tài sản cố định khác )
    + Đối tượng lao động như nguyên vật liệu , nhiên liệu
    + Lao động con người (như thuê mướn công nhân)
    Vì thế, có thể nói rằng: Chi phí sản xuất của doanh nghiệp sản xuất là toàn bộ những hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định biểu hiện bằng tiền.
    Như vậy, việc hiểu rõ khái niệm chi phí sản xuất có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và cần thiết giúp cho doanh nghiệp tính đúng tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành, tìm những biện pháp hạ thấp chi phí . Chính vì thế tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất là thành phần không thể thiếu được trong các doanh nghiệp sản xuất, phục vụ đắc lực quản lý chi phí sản xuất trong cơ chế thị trường.

    2. Phân loại chi phí sản xuất:
    Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có nội dung tính chất kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau.
    a. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế chi phí .
    Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí sản xuất khác nhau để chia ra các yếu tố chi phí , mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng một nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động sản xuất nào, ở đâu và mục đích hoặc tác dụng của chi phí như thế nào.
    Theo chế độ kế toán hiện hành chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất được chia thành 5 yếu tố:
    * Chi phí nguyên vật liệu : Bao gồm toàn bộ các chi phí về các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu, thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ (loại trừ giá trị vật liệu không dùng hết nhập kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu).
    * Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền công phải trả, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của cán bộ công nhân viên tham gia hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp ).
    * Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, nước, tiền bưu phí phục vụ cho hoạt động sản xuất doanh nghiệp .
    * Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp .
    * Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm toàn bộ số tiền chi phí khác cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố nêu trên.
    Việc phân loại chi phí theo tiêu thức này có tác dụng cần thiết thực đối với tổ chức kế toán cũng như trong công tác quản lý CPSX , nó cho biết tỷ trọng từng yếu tố CPSX để phân tích tình hình thực hiện dự toán, làm tài liệu tham khảo lập dự toán CPSX , lập kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, huy động sử dụng lao động.
    b. Phân tích chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí
    Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích công dụng của chi phí , địa điểm phát sinh chi phí , nơi gánh chịu chi phí để chia các chi phí sản xuất có cùng mục đích công dụng thành các khoản mục mà không phân biệt nguồn gốc của chi phí toàn bộ. Toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia thành các khoản mục chi phí sau:
    * Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYT và KPCĐ của nhân công trực tiếp sản xuất, không tính vào khoản mục này số tiền công và trích BHXH, BHYT và KPCĐ của nhân viên sản xuất chung, nhân viên quản lý và nhân viên bán hàng.
    * Chi phí nguyên liệu vật tư trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm. Không tính vào khoản mục này những chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất chung và những hoạt động ngoài sản xuất.
    * Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng cho quản lý và phục vụ sản xuất, bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất ở phân xưởng, chi phí cung cấp dịch vụ cho sản xuất ở phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
    Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức là cơ sở cho kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm và định mức CPSX cho kỳ sau.
    Ngoài ra còn có nhiều cách phân loại khác như:
    - Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất.
    Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và khối lượng sản phẩm công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ, chi phí sản xuất được chia làm 2 loại:
    * Chi phí khả biến (biến phí)
    * Chi phí bất biến (định phí)
    Phân loại chi phí sản xuất làm chi phí khả biến và chi phí cố định có tác dụng lớn đối với quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh.
    - Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ đối tượng chịu chi phí .
    Theo cách phân loại này chi phí sản xuất chia làm 2 loại:
    * Chi phí trực tiếp
    * Chi phí gián tiếp
    Cách phân loại này có một ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp cho các đối tượng một cách đúng đắn, hợp lý
    - Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành của chi phí
    * Chi phí đơn nhất
    * Chi phí tổng hợp
     
Đang tải...