Luận Văn 1 số vấn đề về tổ chức kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1 số vấn đề về tổ chức kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp nhà nước ở VN hiện nay
    Lời nói đầu
    Cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội, cơ chế thị trường ra đời đã làm cho các hoạt động tài chính và sở hữu ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Vì thế chức năng kiểm tra của kế toán dần dần không đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng thông tin. Chính vì vậy, kiểm toán ra đời như một đòi hỏi tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu đó. Càng ngày, kiểm toán càng trở nên có vai trò quan trọng và phát triển mạnh mẽ, khẳng định mình là một môn khoa học, một lĩnh vực nghiên cứu riêng. Cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) phải nỗ lực vươn lên từ chính bản thân mình. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải có những quyết định và phương pháp quản lý đúng đắn để bảo đảm cho việc kinh doanh có hiệu quả. Đó cũng là lý do xuất hiện loại hình kiểm toán nội bộ (KTNB). Với sự hiện diện của mình, KTNB giúp cho các nhà quản trị DN có đầy đủ các thông tin chính xác về tình hình hoạt động của DN mình, về các báo cáo tài chính được lập cũng như nhiều báo cáo khác để làm cơ sở cho việc quản trị DN.
    Ở Việt Nam, đại hội IX của Đảng đã xác định: “ Kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc.” Điều đó có nghĩa là ngay từ ngay từ đầu quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) thì đã phải quan tâm xây dựng cái nền tảng của nó. Điều hiển nhiên không bàn cãi là kinh tế Nhà nước đóng vai trò quyết định nhất. Trong điều kiện nước ta quá độ lên CNXH, các DN, các thành phần kinh tế knác cần phải và chỉ có thể phát triển trên cái nền tảng lớn mạnh là doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Vì thế, hơn hết, các DNNN cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động của mình để khẳng định vị trí chủ đạo. KTNB tuy là một lĩnh vực mới mẻ nhưng thíết nghĩ đó là một trong những công cụ hữu hiệu và có vai trò hết sức to lớn trong việc đánh giá tính chính xác của các báo cáo tài chính , kiểm toán tính tuân thủ, hoạt động trong DN, taọ niềm tin cho những người sử dụng thông tin và là cơ sở để ra các quyết định của nhà quản trị.
    Với tinh thần đó, Chuyên đề “Một số vấn đề về tổ chức kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay” xin được đề cập đến những khía cạnh liên quan đến việc thiết lập và hoàn thiện mô hình KTNB ở Việt Nam và giảI pháp khắc phục những tồn tại cần tháo gỡ. Ngoài lời nói đầu và kết luận, chuyên đề được chia làm hai phần:
    Phần I : Những lí luận chung về KTNB
    Phần II : Thực trạng KTNB trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay và một số ý kiến đề xuất.


    CHƯƠNG I
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ

    I. Khái quát chung về kiểm toán nội bộ.
    1. Sự hình thành và phát triển của kiểm toán nội bộ (KTNB):
    Hoạt động của kiểm toán nói chung đã xuất hiện từ lâu trên thế giới cùng với sự phát triển không ngừng về kinh tế và xã hội cũng như nhiều mặt khác của mỗi quốc gia . So với kiểm toán độc lập và kiểm toán Nhà nước thì loại hình KTNB ra đời muộn hơn, bắt đầu từ năm 1940 mới xuất hiện khái niệm KTNB . Nhưng nó có sự phát triển rất mạnh mẽ đặc biệt trong công việc quản trị doanh nghiệp . Các đơn vị kiểm toán cơ sở phát hiện ra rằng hệ thống KTNB là phương tiện quản lí có hiệu quả và là công cụ đắc lực giúp các nhà quản lí giám sát được toàn bộ hoạt động của đơn vị mình. Không những thế, trong các cơ quan nhà nước việc hình thành các bộ phận KTNB để kiểm tra thường xuyên các hoạt động trong cơ quan đang tỏ ra có nhiều tác dụng thiết thực.
    Với sự lớn mạnh và gia tăng quy mô các doanh nghiệp vài thập niên gần đây, tầm quan trọng KTNB cũng lớn mạnh một cách tương ứng, làm cho nó trở thành yếu tố chính trong việc thiết lập hệ thông kiểm soát và kiểm tra nội bộ.ở một số nước, cơ quan lập pháp đã đưa ra những văn bản pháp luật nhằm tạo ra hành lang pháp lí để tạo điều kiện cho KTNB hoạt động và phát triển. bộ phận KTNB đã phát triển cực nhanh ở Mĩ cũng như ở châu Âu từ những năm 60. Sự phát triển này đă được khuyến khích bởi sự thành lập của tổ chức kiểm toán nội bộ (I IA) năm 1944 tại New York, tổ chức này đã xác định bản chất, mục tiêu và phạm vi hoạt động của bộ phận KTNB. Tổ chức KTNB là thành viên của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), đồng thời nó nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho các kiểm toán viên nội bộ.

    2. Kiểm toán nội bộ là gì?
    Một cách cơ bản có thể hiểu KTNB là một bộ phận được lập ra trong một đơn vị,do các kiểm toán viên nội bộ của đơn vị tiến hành nhằm mục đích rà soát lại hệ thống kế toán và các qui chế kiểm soát nội bộ có liên quan, kiểm tra lại các thông tin kinh tế do kế toán cung cấp, kiểm tra tính hiệu lực, tính hiệu quả của các hoạt động trong đơn vị. Thực hiện chức năng giám sát này giúp cho các nhà quản lý cấp cao trong đơn vị đó gia tăng được quyền lực của mình để quán xuyến được các hoạt động đã và đang diễn ra trong đơn vị, bao gồm: những qui tắc đặt ra có được tuân thủ không? tài sản có được sư dụng hợp lý không?cán bộ công nhân viên làm việc có hiệu quả không? các qui định hiện hành có còn phù hợp khi điều kiện thay đổi ? xác định tính chính xác của các báo cáo tài chính và các báo cáo khác.
    Như vậy, KTNB hình thành và phát triển xuất phát từ nhu cầu quản lí của bản thân doanh nghiệp . KTNB là chức năng đánh giá một cách đọc lập và khách quan cơ cấu kiểm soát nội bộ của DN. Phạm vi của kiểm toán nội bộ bao gồm tất cả mọi mặt hoạt động của DN ở tất cả các cấp quản lí khác nhau. KTNB xem xét, đánh giá và báo cáo về thực trạng của hệ thống kiểm soát nội bộ, đưa ra những phân tích, kiến nghị , tư vấn mang tính chuyên ngiệp để lãnh đạo DN có cơ sở tin cậy trong việc quản lí thành công các hoạt động của DN.

    II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nội dung hoạt động của KTNB:
    KTNB là nhu cầu tự thân của các DN nên phạm vi hoạt động của nó rất biến động và tuỳ thuộc vào qui mô, cơ cấu của DN cũng như nhu cầu quản lí đơn vị, do vậy KTNB trong các doanh nghiệp khác nhau là khác nhau và phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh của DN.

    1. Chức năng của kiểm toán nội bộ.
    KTNB hình thành do nhu cầu quản lí cho nên chức năng của nó cũng trảI qua qua quá trình phát triển từ thấp đến cao cùng với khoa học quản lí kinh tế, trình độ và kinh nghiệm quản lí của các nhà lãnh đạo DN.Mặc dù theo kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, chức năng của KTNB hiện đại là đánh giá độc lập hệ thống kiểm soát nội bộ, nhưng chức năng truyền thống của KTNB là xem xét, đánh giá độ tin cậy, thống nhất của các thông tin tài chính và hoạt động, đánh giá việc sử dụng tiết kiệm, hữu ích, có hiệu quả vốn và tài sản DN. Chính vì vậy, việc quy định chức năng, nhiệm vụ cho KTNB cần phải xem xét phù hợp với điều kiện cụ thể của từng quốc gia, từng khu vực kinh tế, từng ngành và từng đơn vị.

    2. Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.
    Về cơ bản, nhiệm vụ của KTNB bao gồm các nhiệm vụ sau:
    ă Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ, tài liệu , số liệu kế toán , việc chấp hành chế độ, thể lệ kế toán tài chính của nhà nước.
    ă Kiểm tra và xác nhận mức độ trung thực, hợp lí của báo cáo quyết toán do kế toán và các bộ phận khác trong DN lập ra.
     
Đang tải...