Luận Văn 1 số vấn đề về công tác kế toán nguyên vật liệu với việc tăng cường quản lý nguyên vật liệu ở doanh

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1 số vấn đề về công tác kế toán NVL với việc tăng cường quản lý NVL ở doanh nghiệp
    Sinh viên thực hiện: Hoàng Thu Thuỷ K10 Kế toán B
    LỜI NÓI ĐẦU:

    Trong xu thế đổi mới chung của cả nước từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường ngày càng có thêm nhiều các doanh nghiệp ra đời và lớn mạnh không ngừng. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường các doanh nghiệp cần phải xác định rõ các yếu tố đầu vào hợp lý sao cho kết quả sản xuất là cao nhất với giá cả và chất lượng sản phẩm có sức thu hút đối với người tiêu dùng.
    Với một đơn vị sản xuất yếu tố cơ bản để đảm bảo quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, đó là nguyên vật liệu - Cơ sở tạo nên hình thái vật chất của sản phẩm. Trong các doanh nghiệp sản xuất chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí để sản xuất ra sản phẩm. Bởi vậy, sau khi đã có một dây chuyền sản xuất hiện đại, một lực lượng lao động tốt thì vấn đề các doanh nghiệp ssản xuất luôn càn quan tâm đến khâu sử dụng, đáp ứng đầy dủ nhu cầu sản xuất,tiết kiệm để hạ thấp giá thành sản phẩm. Để làm được điều này các doanh nghiệp cần phải sử dụng các công cụ quản lý đặc biệt, kế toán nguyên vật liệu là công cụ quản lý giữ vai trò quan trọng.
    Xuất phát từ lý do trên, em xin mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: "Một số vấn đề về công tác kế toán nguyên vật liệu với việc tăng cường quản lý nguyên vật liệu ở doanh nghiệp ".
    Bài nghiên cứu có cấu kết như sau:
    Phần I: Những lý luận cơ bản của công tác kế toán nguyên vật liệu với việc tăng cường quản lý nguyên vật liệu trong các Doanh nghiệp sản xuất kinh Doanh.
    Phần II : Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp hiện nay và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu trong Doanh nghiệp sản xuất.

    Xin gửi tới cô Nguyễn Thị Đông - Giảng viên khoa Kế toán trường Đại học Kinh tế quốc dân, người đã hướng dẫn em hoàn thành bài nghiên cứu này với lời cảm ơn chân thành nhất.




















    PHẦN 1
    NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH
    ===========================

    A- Những vấn đề lý luận chung về nguyên vật liệu :

    I- Đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh:

    1. Đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh:

    Một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành sản xuất là đối tượng lao động. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động - một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm.
    Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và khi tham gia vào quá tình sản xuất, dưới tác động của lao động nguyên vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất của sản phẩm.
    Trong quá trình doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng cao trong tổng số tài sản lưu động và trong tổng số chi phí sản xuất và giá thành sản phảm. Do vậy tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu , công tấc kế toán nguyên vật liệu đảm bảo việc sử dụng hiệu quả, tiét kiệm nguyên vật liệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghiã quan trọng .

    2. Sự cần thiết phải tổ chức hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp:
    Kế toán nguyên vật liệu là yêu cầu khách quan của mọi nền sản xuất xã hội. Trong điều kiện ngày nay nền sản xuất ngày càng mở rộng và phát triển trên cỏ sở thoả mãn không ngừng nhu cầu vật chất và văn hoá của mọi thành viên trong xã hội thì việc sử dụng nguyên vật liệu một cácn tiết kiệm, hợp lý có hiệu quả ngày càng được coi trọng. Trước hết, quản lý chặt chẽ quá trình thu mua, vận chuyển, bảo quản sử dụng nguyên vật liệu là một trong những yếu tố để đảm bảo cho quá tình sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp được tiến hành một cách thuận lợi và nhanh chóng, thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất , hạ giá thành sản phẩm , không ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm ,hàng hoá là cơ sở để tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp .
    Tổ chức kế toán chặt chẽ nguyên vật liệu sẽ hạn chế được mất mát, hư hỏng, giảm bớt những rủi ro, thiệt hại xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh .

    II- Phân loại, tính giá nguyên vật liệu :

    1. Phân loại nguyên vật liệu :

    Trong doanh nghiệp nguyên vật liệu bao gồm nhiều loại, nhiều thứ, có vai trò công dụng ,tính chất lý hoá khác nhau và bién động thường xuyên liên tục hàng ngày trong quá trình sản xuất. Để phục vụ cho công tác quản lý và hoạch toán phải phân loại nguyên vật liệu . Tuỳ thuộc vào nội dung kinh tế, chức năng của nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà nguyên vật liệu trong doanh nghiệp có sự phân chia khác nhau. Nhìn chung nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp được chia thành những loại như sau:
    - Nguyên vật liệu chính: là những thứ mà ssau quá trình gia công ,chế biến sẽ cấu thành nên thực thể của sản phẩm sản xuất ra. Nguyên vật liệu chính bao gồm cả bán thành phẩm mà doanh nghiệp mua ngoài để tiếp tục sản xuất.
    - Vật liệu phụ : nguyên vật liệu phụ cũng là đối tượng lao động, là nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm nó đã kết hợp với nguyên vật liệu chính để tạo nên sản phẩm như: làm thay đổi màu sắc ,mùi vị, hình dáng bên ngoài . góp phần tăng chất lượng mẫu mã đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
    - Nhiên liệu: là loại vật liệu cung cấp nhiệt luợng cho quá trình sản xuất
    kinh doanh như: xăng, dầu, hơi đốt .
    - Phụ tùng thay thế : bao gồm các chi tiết ,phụ tùng máy móc dùng để sử chữa và thay thế cho máy móc thiết bị.
    - Phế liệu: là những vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị, nó đã mát hết hoặc phần lớn giá trị sử dụng ban đầu như: thép vụn,gỗ vụn .
    Trên thực tế việc sắp xếp nguyên vật liệu theo từng loại như đã trình bày ở trên là căn cứ vào công dụng chủ yếu của nguyên vật liệu ở từng đơn vị cụ thể. Vì có thể nguyên vật liệu ở đơn vị này là nguyên vật liệu chính nhưng ở đơn vị khác nó lại là nguyên vật liệu phụ .
    2. Tính giá nguyên vật liệu :
    Việc tính giá nguyên vật liệu nhập - xuất kho là việc làm hết sức cần thiết để tính đúng, tính đủ chi phí và giá thành sản phẩm .

    2.1. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho:
    Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho là loại giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi phí hợp pháp của doanh nghiệp để tạo ra nguyên vật liệu . Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho được xác định tuỳ theo từng nguồn thu nhập .
    - Đối với nguyên vật liệu mua ngoài:
    Giá thực tế = giá mua ghi trên hóa đơn + chi phí thu mua
    Trong đó : + Giá mua ghi trên hoá đơn : Đối với cơ sở kinh doanh thu ộc diện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế thì giá mua vào là giá thực tế không có thuế giá trị gia tăng đầu vào. Ngược lại đối với đơn vị nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì giá mua vào là tổng giá thanh toán (giá này bao gồm cả thuế giá trị gia tăng đầu vào).
    + Chi phí thu mua thực tế : Bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ .
    - Đối với nguyên vật liệu tự gia công chế biến : thì giá thực tế bao gồm giá nguyên vật liệu xuất chế biến và các chi phí gia công chế biến.
    - Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến: Giá thực tế là giá xuất chế biến, các chi phí thuê ngoài gia công chế biến và các chi phí liên quan (vận chuyển, bốc dỡ .).
    - Đối với nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần: Thì giá thực tế là giá trị nguyên vật liệu được các bên tham gia góp vốn chấp nhận.

    2.2. Đối với nguyên vật liệu xuất kho:
    Việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho được căn cứ vào đặc điểm của doanh nghiệp . Để xác định giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho sử dụng kế toán có thể sử dụng một trong năm phương pháp sau:
    - Phương pháp giá đơn vị bình quân:
    Theo phương pháp này,giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ được tính theo công thức:
    Giá thực tế NVLxuất dùng=Số lượng NVLxuất dùng*Giá đơn vị bình quân
    Trong đó ,giá đơn vị bình quân có thể tính theo một trong 3 cách sau :

    Cách 1 : Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ = Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
    Lượng thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
    Cách 2 : Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước = Giá thực tế NVLtồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)
    Lượng thực tế NVLtồn đầu kỳ(hoặc cuối kỳ trước)
    Cách 3 : Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập = Giá thực tế NVLtồn kho sau mỗi lần nhập
    Lượng thực tế NVLtồn sau mỗi lần nhập

    - Phương pháp nhập trước - xuẩt trước(FIFO):
    Theo phương pháp này, giả thiết rằng nguyên vật liệu nhập trước sẽ xuất trước, xuất hết số nguyên vật liệu nhập trước mới xuất đến số nhập sau theo giá thực tế của số hàng xuất. Nói cácn khác, cơ sở của phương pháp này là giá thực tế của nguyên vật liệu mua trước sẽ được dùng làm giá để tính giá thực tế của nguyên vật liệu mua vào sau cùng trong kỳ.

    - Phương pháp nhập sau - xuất trước(LIFO):
    Phương pháp này giả thiết rằng nguyên vật liệu nhập kho sau là nguyên vật liệu xuất ra trước và nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ là nguyên vật liệu dược nhập kho đầu tiên. Theo phương pháp này ta phỉa xác định được đơn giá thực tế nhập kho của từng lần nhập, nhưng khi xuất sẽ căn cứ vào số lượng xuất và đơn giá thực tế nhập kho lần cuối, sau đó mới lần luợt đến các lần nhập trước để tính giá thực tế xuất kho. Giá thực tế của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ là giá thực tế nguyên vật liệu tính theo đơn giá của lần nhập đầu kỳ.

    - Phương pháp trực tiếp:
    Theo phương pháp này, nguyên vật liệu được xác định giá trị theo đơn chiéc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập cho đến lúc xuất ra(trừ trường hợp điều chỉnh). Khi xuất nguyên vật liệu sẽ tính theo giá thực tế của nguyên vật liệu đó. Do vậy, phương pháp này còn có tên gọi là phương pháp đặc biệt riêng hay phương pháp giá thực tế đích danh và thường sử dụng với các vật liệu có giá trị cao và có tính tách biệt.

    - Phương pháp giá hoạch toán:
    Theo phương pháp này, toàn bộ nguyên vật liệu biến động trong kỳ được tính theo giá hạch toán (giá kế hoạch hoặc một giá ổn định trong kỳ). Cuối kỳ, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán.

    Giá thực tế NVLxuất dùng (hoặc tồn kho cuối kỳ) =
    Giá hạch toán NVLxuất dùng(hoặc tồn kho cuối kỳ) x
    Hệ số giá

    Trong đó :

    Hệ số giá NVL(H) = Giá thực tế NVLtồn đầu kỳ+ giá thực tế NVLnhập trong kỳ
    Giá hạch toán NVLtồn đầu kỳ +Giá hạch toán NVLnhập trong kỳ
     
Đang tải...