Luận Văn 1 số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý tài sản cố định tại Công ty CP vận tải

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải không ngừng cải tiến mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm. Mục tiêu sản xuất của các doanh nghiệp là đáp ứng nhu cầu thị trường và đạt tới lợi nhuận tối đa. Muốn vậy các doanh nghiệp phải luôn luôn chú ý đầu tư chiều sâu: nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật của cán bộ, công nhân sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến.

    Máy móc thiết bị là bộ phận chủ yếu của TSCĐ, TSCĐ là bộ phận cơ bản nhất của vốn kinh doanh (vốn cố định) và nó là bộ phận chủ yếu tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Nó giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm và là điều kiện cần thiết để giảm nhẹ sức lao động. Trong thời đại ngày nay, khi mà khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì vai trò của TSCĐ lại càng được coi trọng.

    Thực tế chỉ ra rằng, không phải chỉ là có TSCĐ và sử dụng nó mà quan trọng là quản lý và sử dụng nó như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Chỉ tiêu được xem xét thường là một đồng vốn TSCĐ bỏ ra, sẽ đạt được bao nhiêu đồng doanh thu và sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đồng thời, nó còn được thể hiện trên chất lượng của sản phẩm sản xuất ra. Vì vậy, cần phải xây dựng được chu trình quản lý TSCĐ một cách khoa học. Điều này không chỉ có ý nghĩa về hiệu quả kinh tế mà còn giúp cho việc hạch toán TSCĐ một cách khoa học, chính xác . Kế toán được coi như một phương tiện chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ.

    Tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Pertolimex Hà tây công ty cùng với sự nỗ lực đổi mới trong tất cả các lĩnh vực công tác kế toán cũng đã và đang cải tiến hoàn thiện dần, nhằm mục đích thực hiện vai trò trọng trách của mình. Trên thực tế, việc quản lý và sử dụng TSCĐ của Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Pertolimex Hà tây là rất khó khăn, phạm vi hoạt động rộng, phân tán. Làm thế nào để quản lý và sử dụng TSCĐ ngày một hiệu quả hơn? Câu hỏi đó luôn là mối quan tâm của lãnh đạo và hàng ngũ kế toán ở đây.

    Do hạn chế về mặt kiến thức, đồng thời do thời gian thực tập ở Công ty không nhiều nên bài viết của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em mong các thầy cô giáo và bạn đọc góp ý bổ sung thêm cho báo cáocủa em được chặt chẽ và khả thi hơn.

    Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Phú Giang đã tận tình hướng dẫn, dạy bảo, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.

    Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cô chú, anh chị trong Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Pertolimex Hà tây đã nhiệt tình giúp đỡ về mặt thực tiễn và cung cấp những tài liệu quan trọng làm cơ sở để nghiên cứu đề tài, giúp em hoàn thành báo cáo.



    * Nội dung đề tài gồm 3 phần chính:

    Phần I: Cơ sở lý luận của công tác hạch toán TSCĐ với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả TSCĐ trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.


    Phần II: Tình hình thực tế về hạch toán và quản lý TSCĐ của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Pertolimex Hà tây

    Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý TSCĐ tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Pertolimex Hà tây



























    PHẦN I

    CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNHVỚI NHỮNG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH



    I : TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ở CÁC DOANH NGHIỆP VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.

    1.Tài sản cố định ở các doanh nghiệp

    TSCĐ trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất .

    Theo quy định hiện nay

    TSCĐ là những tài sản có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên và thời gian sử dụng là 1 năm trở lên

    2.Sự cần thiết phải hạch toán TSCĐ.

    Yêu cầu quản lý TSCĐ rất sâu ,trong khi đó nghiệp vụ TSCĐ sẩy ra có quy mô rộng lớn ,thời gian phát sinh dài như: xây dựng , khấu hao ,sửa chữa .Do đó để đảm bảo ghi chép đầy đủ ,chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cung cấp những thông tin hữu hiệu nhất cho quản lý thì cần phải hạch toán TSCĐ một cách hợp lý và khoa học . Vì vậy hạch toán TSCĐ là rất cần thiết .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...