Luận Văn 1 số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi tại Công ty tư vấn xây dựng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi tại công ty tư vấn xây dựng Sông Đà(91 trang)(hiện tại chưa có mục lục.mong các bạn thông cảm)

    LỜI NÓI ĐẦU

    Nước ta đang trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH do vậy việc tạo nền tảng cơ sở là vấn đề then chốt. Đảng và Nhà nước đã nhận thức rõ điều này và đề ra chiến lược CNH - HĐH đất nước một cách toàn diện sâu sắc nhằm “xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” (NQ ĐN9).

    Trong các “Viên gạch” xây nên móng này, ngành xây dựng cơ bản đóng vị trí hết sức quan trọng là động lực thúc đẩy các ngành khác phát triển. Việc ưu tiên cho xây dựng cơ bản phát triển trước một bước là điều dễ hiểu, điểm vạch ra “phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước và có nguồn lực đấu thầu công trình xây dựng ở nước ngoài. Phát triển các hoạt động tư vấn và các doanh nghiệp xây dựng trong đó chú trọng theo từng lĩnh vực thuỷ điện, thuỷ điện, cảng, cầu đường .”

    Với tư cách là cơ quan tư vấn duy nhất thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà (Tổng công ty lớn nhất Việt Nam ngành xây dựng), công ty tư vấn xây dựng Sông Đà giúp tổng công ty và các công ty thành viên xây dựng hồ sơ dự thầu, đấu thầu . đặc biệt là các báo cáo nghiên cứu khả thi (là bộ phận tiên quyết định tới sự thành bại của công trình). Để đảm nhận trọng trách to lớn này công ty phải không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm của mình, góp phần khôngnhỏ thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế của ngành cũng như quốc gia.

    Nhận thức vấn đề này, em chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi tại công ty tư vấn xây dựng Sông Đà”. Đề tài gồm 3 chương

    Chương 1: Khái luận chung về đầu tư, báo cáo khả thi và công tác lập báo cáo khả thi ngành xây dựng.

    Chương 2: Thực trạng lập báo cáo nghiên cứu khả thi tại công ty TVXD Sông Đà

    Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi tại công ty.



    CHƯƠNG I:

    KHÁI LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ, BÁO CÁO KHẢ THI VÀ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO KHẢ THI NGÀNH

    XÂY DỰNG

    I. Lý luận chung về đầu tư phát triển.

    1. Khái niệm về đầu tư:

    1.1. Khái niệm.

    Thuật ngữ “Đầu tư” có thể được hiểu trên nhiều góc độ , khía cạnh khác nhau nhưng đều cùng mục đích nhằm giải thích nó.

    - Trên góc độ tài chính, đầu tư là một chuỗi hoạt động chỉ tiêu để chủ đầu tư nhận về một chuỗi các dòng thu, nhằm hoàn vốn và sinh lời

    - Trên góc độ tiêu dùng, đầu tư là hình thức hạn chế tiêu dùng hiện đại để thu được mức tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai.

    - Trên góc độ nền kinh tế, đầu tư là sự hi sinh giá trị hiện tại gắn với việc tạo ra rài sản mới cho nền kinh tế.

    - Trên góc độ chung, đầu tư có thể hiểu là sự bỏ ra, hi sinh các nguồn lực ở hiện tại nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai.

    Nguồn lực dành cho đầu tư có thể là vốn, tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động, trí tuệ, con người . xét về thơi gian các nguồn lực này được bỏ ra ở hiện tại để thu về kết quả trong tương lai. Những kết quả đạt được có thể là các mục tiêu kinh tế như lợi nhuận, sự tăng lên của tài sản tài chính, tài sản vật chất, có thể là các mục tiêu chính trị văn hoá, xã hội như sự gia tăng tài sản trí tuệ, nguồn nhân lực cho nền kinh tế.

    Tuỳ thuộc vào từng chủ thể và đối tượng đầu tư cụ thể mà các mục tiêu đầu tư được trú trọng khác nhau và trong một điều kiện cụ thể thì các chủ thể đầu tư khác nhau sẽ chọn các phương pháp đầu tư khác nhau nhằm đạt được mục tiêu cao nhất có thể.

    Như đã nói, hiệu quả của hoạt động đầu tư là rất phong phú và đa dạng đối với từng cá nhân, đơn vị, đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vị. Đối với nền kinh tế, đầu tư quyết định sự phát triển của nền sản xuất xã hội, là chìa khoá của sự tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu xem xét trên góc độ toàn bộ nền kinh tế thì không phải mọi sự bỏ vốn để tiến hành các hoạt động nhằm thu lợi đều được co là đầu tư, chỉ những hoạt động bỏ vốn ra tiến hành các hoạt động đầu tư và tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế mới được gọi là đầu tư phát triển. Nhưng xét trên một tổng thể với những mối quan hệ tương tác thì đầu tư phát triển giúp các loại đầu tư khác vận động và tồn tại còn các loại đầu tư khác lại có tác động thúc đẩy đầu tư phát triển.

    Do đó, khái niệm chung nhất về đầu tư là sự chi tiêu vốn cùng với các nguồn lực khác trong hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó ( tạo ra hoặc khai thác .) nhằm thu về các kết quả có lợi trong tươnglai, lớn hơn chi phí đã bỏ ra.

    1.2. Phân loại.

    Để đáp ứng các nhu cầu quản lý và nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đã phân loại hoạt động đầu tư theo nhiều tiêu thức.

    Theo bản chất của các đối tượng đầu tư chia thành đầu tư cho các đối tượng vật chất, đầu tư cho các đối tượng tài chính và đầu tư cho các đối tượng phi vật chất.

    Theo cơ cấu tái sản xuất có thể phân loại thành đầu tư chiều sâu và đầu tư chiều rộng. Đầu tư chiều rộng làm tăng quy mô sản xuất, còn đầu tư chiều sâu gắn liền với việc đổi mới công nghệ và kỹ thuật.

    Theo phân cấp quản lý phân thành ba nhóm A, B, C tuỳ theo tính chất và quy mô của dự án, trong đó nhóm A do thủ tướng chính phủ quyết định, nhóm B và nhóm C do Bộ trưởn g, Thủ tướng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.

    Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của các kết quả đầu tư có thể phân thành đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

    Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư chia thành đầu tư cơ bản và đầu tư vận hành. Đầu tư cơ bản nhằm sản xuất các tài sản cố định, còn đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Đầu tư cơ bản quyết định đầu tư vận hành tạo điều kiện cho các kết quả của đầu tư cơ bản phát huy tác dụng.

    Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội có thể phân thành đầu tư thương mại và đầu tư sản xuất. Đầu tư thương mại là loại đầu tư ngắn hạn, vốn vận động quay vòng nhanh, độ rủi ro thấp. đầu tư sản xuất là loại đầu tư dài hạn, vốn đầu tư lớn thu hồi vốn chậm, thời gian thực hiện đầu tư dài, độ mạo hiểm cao vì có tính kỹ thuật phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố bất định.

    Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi vốn đã bỏ ra của các kết quả đầu tư có thể chia thành đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn.

    Theo quan hệ quản lý của chủ, đầu tư được phân thành đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp. Đầu tư gián tiếp trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Đầu tư trực tiếp được phân thành đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển.

    Theo nguồn vốn đầu tư có thể chia thành đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước sử dụng vốn huy động trong nước, gồm vốn tích luỹ của ngân sách của doanh nghiệp và tiết kiệm của dân cư. Đầu tư nước ngoài sử dụng vốn huy động trong nước gồm vốn tích lũy của ngân sách, của doanh nghiệp và tiết kiệm của doanh thu của dân cư. Dầu tư nước ngoài sử dụng vốn huy động cuả nước ngoài gồm vốn đầu tư gián tiếp và vốn đầu tư trực tiếp.

    Theo vùng lãnh thổ, đầu tư được chia thành từng tỉnh, thành phố và theo vùng kinh tế của đất nước.

    Ngoài ra, trong thực tế tuỳ theo những nhu cầu và mục đích cụ thể người ta còn chia đầu tư theo quan hệ sở hữu, theo quy mô và theo các tiêu thức khác nữa. Tuy nhiên, về bản chất, nhình chung có 3 loại đầu tư là đầu tư thương mại, đầu tư tài chính và đầu tư phát triển. Cả 3 loại đầu tư này có quan hệ tương tác, giúp đỡ lẫn nhau, trong đó đầu tư phát triển có tính chất quyết định.

    2. Đầu tư phát triển và vai trò của nó.

    2.1. Hoạt động đầu tư phát triển - vốn đầu tư phát triển.

    2.1.1. Hoạt động đầu tư phát triển.

    Hoạt động dr phát triển hay hoạt động đầu tư vốn là quá trình sử dụng vốn đầu tư sản xuất giản đơn và tái sản xuất các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, của địa phương của ngành hoặc của các cơ sỏ sản xuất - kinh doanh dịchvụ nói riêng.

    Hoạt động đầu tư vốn còn được hiểu là quá trình chuyển hoá từ tiền thành các cơ sở vật chất, các yếu tố của quá trình sản xuất thông qua các hoạt động như xây dựng, mua sắm, lắp đặt, chi phí xây dựng cơ bản khác và thực hiện các chi phí với tài sản cố định vừa tạo ra.

    Như vậy quá trình đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn đã được tích luỹ trong quá khứ vào quá trình sản xuất kinh doanh, quá trình tái sản xuất xã hội nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm nâng cao đời sống của mọi người trong xã hội.

    2.1.2. Vốn đầu tư phát triển.

    Vốn đầu tư phát triển là tiền tích luỹ của xã hội của các tổ chức sản xuất , kinh doanh, dịch vụ tiền tiết kọm của dân, vốn huy động từ nước ngoài và các nguồn khác được sử dụng để tái sản xuất mở rộng nhằm duy trì và nâng cao tiềm lực kinh tế cho các đơn vị và cho nền sản xuất xã hội.

    Vốn đầu tư được sử dụng để tái sản xuất giản đơn và mở rộng các tài sản cố định, tạo ra các tài sản lưu động để duy trì và phát triển các tài sản cố định mới tăng thêm.

    Nguồn vốn đầu tư gồm hai nguồn cơ bản là nguồn huy động trong nước và nguồn huy động nước ngoài. Nguồn vốn trong nước đa dạng, bao gồm vốn tích luỹ từ ngân sách từ các doanh nghiệp và huy động vốn tiết kiệm của dân cư. Nguồn vốn nước ngoài cũng khá quan trọng và phong phú, gồm vốn đầu tư trực tiếp, và vốn đầu tư gián tiếp, trong đó gồm việc trợ không hoàn lại việc trợ có hoàn lại, cho vay với lãi xuất ưu đãi hoặc thông thường.

    2.2. Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển.




    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Giáo trình Kinh tế Đầu Tư - Bộ môn kinh tế đầu tư - Đại học KTQD

    2. Giáo trình Lập dự án đầu tư - Bộ môn KTĐT.

    3. Giáo trình Lập và quản lý dự án - GS.TS Nguyễn Ngọc Mai - ĐHKTQD

    4. Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, ngày 08/07/1999

    5. Nghị định số 51/1999/NĐ-CP,ngày 08/07/1999

    6. Quyết định số 165/QĐ-TCLĐ của giám đốc Công ty về việc quy định chức năng nhiệm vụ của các phòng bản trong Công ty.

    7. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty tư vấn xây dựng Sông Đà các năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2001.

    8. Định hướng phát triển 10 năm (2001-2010) của Công ty tư vấn xây dựng Sông Đà và kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm 2001-2005.

    9. Hướng dẫn lập hồ sơ thuyết minh dự án và tư vấn đáu thầu của Công ty.

    10. Báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án: Thuỷ điện Cần Đơn, Ryninh2, Nahang .

    11. Tạp chí Xây dựng số 5 năm 2001.

    12. Thời báo kinh tế Việt Nam số 3,8,12 năm 2000.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...