LỜI NÓI ĐẦU Trong bất kì chế độ xã hội nào dù là xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa thì giáo dục luôn là hoạt động quan trọng đối với sự phát triển kinh-tế xã hội của một quốc gia. Bởi lẽ: giáo dục là nền tảng văn hoá, là cơ sở hình thành nhân cách và năng cao ý thức của mỗi con người trong xã hội. Cùng với truyền thống dân tộc, giáo dục thúc đẩy lòng nhiệt huyết của mỗi thế hệ đối với quốc gia dân tộc. Con người là vốn quí, là tài sản vô giá của mỗi quốc gia và tri thức khoa học là “ sản phẩm đặc biệt” của quá trình học hỏi và trau dồi kiến thức trên ghế nhà trường. Trong văn kiện hội nghị lần thứ II đã nêu: “lấy phát triển giáo dục làm yếu tố cơ bản- là khâu đột phá .” Và đúng vậy, xã hội phát triển đồng nghĩa với tri thức con người được nâng lên một bước. Trong số những biện pháp phát triển toàn diện một quốc gia thì ngân sách nhà nước (NSNN) được coi là công cụ đặc biệt giúp nhà nước thực hiện các chức năng của giáo dục thông qua việc Thu- Chi Ngân sách. Và một trong những khoản chi nói trên, chi cho giáo dục nói riêng trên địa bàn thủ đô đã đóng góp một phần lớn vào những thành công trên địa bàn thủ đô. Hơn thế nữa, đại hội Đảng lần thứ VIII đã khẳng định: "phải thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu” . “ đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển ", một lần nữa Dự thảo Đại hội IX vừa qua Đảng ta đã khẳng địmh: " từng bước phát triển nền kinh tế tri thức .”. Điều này chứng tỏ Đảng và Nhà nước đã khẳng định: Đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước một bước so với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Trước yêu cầu và tính bức xúc đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lí chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn thủ đô Hà nội đến năm 2005”. Trong phạm vi bài viết tôi chỉ xin phép nghiên cứu nội dung việc quản lí chi NSNN trong ngành giáo dục phổ thông trên địa bàn thủ đô Hà nội. Nội dung đề tài gồm ba phần ngoài lời mở đầu và phần kết luận. Phần thứ nhất: Hoạt động giáo dục và vai trò cuả chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục. Phần thứ hai: Thực trạng về công tác quản lí chi ngân sách nhà nước cho hoạt động giáo dục trên địa bàn thủ đô Hà nội những năm qua. Phần thứ ba: Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lí chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thủ đô những năm tơí.