Tiểu Luận 1. Bình luật nguyên tắc Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, tên viết tắt tiếng Anh là ASEAN (Association Of South East Asian Nations), được thành lập ngày 8/8/1967 bởi tuyên bố Băng Cốc – Thái Lan. “Hiệp hội là hiện thân của ý chí của các quốc gia cùng nhau đoàn kết hữu nghị, hợp tác và phấn đấu cho nền hòa bình, độc lập và thịnh vượng phục vụ lợi ích nhân dân và sự phát triển thịnh vượng chung.” (Tuyên bố ASEAN, Băng Cốc). 1. Bình luật nguyên tắc “Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN” ASEAN với tư cách là một tổ chức quốc tế liên chính phủ - chủ thể của Luật Quốc tế, không chỉ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế mà pháp luật ASEAN nói chung và các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của ASEAN nói riêng cũng phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế. ASEAN tuân theo năm nguyên tắc chính đã được nêu trong một số văn kiện của ASEAN như Tuyên bố Băng Cốc, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali) năm 1976 , trước khi được ghi nhận trong Hiến chương ASEAN. Nguyên tắc được xem là quan trọng nhất đó là nguyên tắc tôn trọng nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia của các nước thành viên, không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ một nước thành viên nào, dưới bất cứ hình thức nào. Khoản 2 Điêu 2 Hiến chương ASEAN ghi nhận nguyên tắc: “Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN”. Nguyên tắc này xuất phát từ một nguyên tắc trong hệ thống bảy nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế, đó là “Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác”. “Không can thiệp vào công việc nội bộ” được đề cập đến trong các học thuyết chính trị thời kì phục hưng ở Châu Âu, được ghi nhận trong Hiến pháp của một số quốc gia châu Âu và sau đó trở thành nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ quốc gia khác là việc cấm can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào công việc đối nội và đối ngoại của mọi quốc gia dưới bất kỳ lý do nào. Nội dung của nguyên tắc này bao gồm: “1. Cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp khác nhằm chống lại chủ quyền, nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia; 2. Cấm sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để bắt buộc quốc gia khác phụ thuộc mình; 3. Cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ chính quyền của quốc gia khác; 4. Cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ ở quốc gia khác; 5. Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa phù hợp với nguyện vọng của dân tộc.” Ngày nay, trong quan hệ quốc tế hiện đại, quan niệm về chủ quyền chỉ mang tính chất tương đối bởi mỗi quốc gia tồn tại một cách độc lập nhưng không khép kín và biệt lập mà tồn tại đan xen trong các mối quan hệ quốc tế. Trên phương diện khoa học pháp lý, ta có thể định nghĩa: “Công việc nội bộ là tất cả những vấn đề thuộc thẩm quyền của quốc gia trên cơ sở chủ quyền, ngoại trừ các nghĩa vụ quốc tế mà quốc gia đã cam kết”.[ Khái niệm “can thiệp” được hiểu không thống nhất trong thuyết pháp ở các nước khác nhau. Trên thực tế có những hành vi rất khó xác định được đó có phải là can thiệp hay không can thiệp. Việc phân tích khái niệm này được tiến hành thông qua việc phân chia thành hành vi can thiệp trực tiếp và can thiệp gián tiếp: Can thiệp trực tiếp là việc một (hoặc một nhóm) quốc gia dùng áp lực quân sự, chính trị, kinh tế và các biện pháp khác khống chế quốc gia khác trong việc thực hiện các quyền thuộc về chủ quyền nhằm ép buộc quốc gia đó phụ thuộc vào mình; Can thiệp gián tiếp là các biện pháp quân sự, kinh tế - tài chính do quốc gia tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm vào mục đích lật đổ chính quyền hợp pháp của quốc gia khác hoặc gây mất ổn định cho tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của nước này. ASEAN bao gồm 10 quốc gia thành viên độc lập có chủ quyền riêng biệt, mang tư cách là chủ thể của Luật quốc tế đồng thời tham gia kí kết các Hiệp ước đảm bảo việc tuân thủ các nguyên tắc của Luật quốc tế. Xuất phát từ những đặc thù về lịch sử của khu vực với hệ quả của chế độ thực dân phương Tây, các quốc gia thành viên ASEAN đều dành sự quan tâm và tôn trọng đặc biệt đối với nguyên tắc “Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN”. Theo đó, mỗi quốc gia là thành viên của ASEAN tôn trọng nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia của các nước thành viên, không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ một nước thành viên nào, dưới bất cứ hình thức nào. Nguyên tắc này đồng thời mang trong mình sức mạnh chính trị và đạo đức đặc biệt trong mối giao lưu của cả cộng đồng, không chỉ đóng vai trò là hạt nhân của toàn bộ hệ thống pháp luật ASEAN, tác động nhanh chóng và mạnh mẽ vào quá trình hợp tác giữa các quốc gia thành viên trong mọi lĩnh vực mà còn là cơ sở nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của ASEAN. 2. Biểu hiện của nguyên tắc “Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN” trong hợp tác an ninh – chính trị của ASEAN. Hợp tác chính trị - an ninh là một trong ba trụ cột trong lộ trình xây dựng ASEAN. Các nước ASEAN nhận thức rõ phải đưa hợp tác chính trị và an ninh lên một tầm cao mới, nhằm duy trì hòa bình, ổn định khu vực, đối phó với những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, bên cạnh việc thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực và mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài. Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN đã được xây dựng trên nền tảng là các nguyên tắc chủ đạo của ASEAN trong đó có nguyên tắc “Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN”. ASEAN đẩy mạnh hợp tác và đối thoại xây dựng lòng tin, vì hòa bình, ổn định và an ninh khu vực, thông qua nhiều khuôn khổ, cấp độ và diễn đàn hợp tác khác nhau, trong ASEAN cũng như giữa ASEAN và các đối tác dựa trên tinh thần tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và không can thiệp vào công việc nội bộ giữa các nước thành viên. Trong gần bốn mươi năm qua cho thấy hợp tác an ninh – chính trị là vấn đề vô cùng quan trọng của ASEAN, là cở sở, là nền tảng của mọi chương trình hợp tác đa phương cũng như song phương trong khu vực nhằm thực hiện thành công một Đông Nam Á phù hợp với xu thế chung với sự tác động mạnh mẽ của các nước nước lớn đối với khu vực. Tăng cường hợp tác an ninh chính trị trong khu vực một mặt để giúp đỡ các nước trong khu vực phát triển, mặt khác là thoát khỏi sự can thiệp của các nước bên ngoài, nhằm duy trì an ninh trong khu vực để cùng nhau phát triển. Một ASEAN thống nhất sẽ là một khối độc lập tự chủ cùng nhau phấn đấu xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, tự do, trung lập, không có vũ khí hạt nhân, không chịu áp lực từ bên ngoài. Chắc chắn rằng, với sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau đồng thời luôn luôn tôn trọng nguyên tắc “Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN” như hiện nay sẽ là động lực chính cho các nước ASEAN phấn đấu vì hòa bình ổn định ở khu vực để phát triển. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiến chương ASEAN năm 2007 2. Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 3. http://www.monre.gov.vn 4. http://www.mofahcm.gov.vn 5. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007 6. Tập bài giảng Môn Pháp luật cộng đồng ASEAN.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...