Luận Văn 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gà

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1 Mục tiêu tổng quát
    Tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tài sản của Ngân hàng. Đây là nguồn vốn hình thành từ vốn huy động trong khách hàng, vì vậy mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích khái quát tình hình huy động vốn của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu qua 3 năm.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu qua 3 năm.
    -Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu qua 3 năm.
    -Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu.
    1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đề tài được sử dụng số liệu về kết quả hoạt động tín dụng qua 3 năm: 2004 – 2005 – 2006 trong thời gian từ ngày 05-03-2007 đến ngày 11-06-2007.
    Do thời gian nghiên cứu có hạn nên em chỉ tập trung khai thác số liệu tại phòng kinh doanh và phòng kế toán của Ngân hàng. Đó là nơi lưu trữ nhiều dữ liệu về hoạt động tín dụng có liên quan đến đề tài mà em nghiên cứu.
    Vì kiến thức và thời gian hoàn thành có hạn và trong quá trình thực hiện, thu thập thông tin, bước đầu tiếp cận thực tế không tránh khỏi những thiếu xót, đây cũng chính là hạn chế của đề tài. Rất mong sự giúp đở và góp ý của quý thầy cô và các bạn.
    1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐÉN ĐỀ TÀI
    Lĩnh vực phân tích hoạt động tín dụng và biện pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng đã có các nghiên cứu sau:
    - Tình hình cho vay, thu nợ, dư nơ, nợ quá hạn theo ngành kinh doanh
    - Các biện pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng
    Nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu phân tích tín dụng và biện pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng như sau: Tình hình cho vay, thu nợ, dư nơ và nợ quá hạn theo địa bàn, thời hạn, thành phần kinh tế và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng theo ngành nghề kinh doanh.
    Chương 2PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
    2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại
    2.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại
    Theo các nhà khoa học, hoạt động Ngân hàng gần như đã xuất hiện cùng lúc với sự hình thành đời sống kinh tế - xã hội của loài người. Thông qua các các tài liệu cho thấy hoạt động Ngân hàng đã ra đời từ 3- 4 ngàn năm trước công nguyên. Trong mỗi giai đoạn phát triển hoạt động Ngân hàng có những thay đổi và do vậy định nghĩa về Ngân hàng cũng không giống nhau. Xã hội càng phát triển, hoạt động Ngân hàng càng trở nên đa dạng và phong phú hơn về loại hình. Từ đó có những nhận thức khác nhau về Ngân hàng cũng bắt đầu phát sinh.
    Để hiểu một cách đơn giản, Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển gắn liền với nền sản xuất hàng hoá, nó kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt đó là “tiền tệ ”. Thực tế các Ngân hàng thương mại kinh doanh “quyền sử dụng vốn tiền tệ”. Nghĩa là Ngân hàng thương mại nhận tiền gửi của công chúng, của các tổ chức kinh tế - xã hội và sử dụng số tiền đó để cho vay và làm phương tiện thanh toán với những điều kiện ràng buộc là phải hoàn trả lại vốn gốc và lãi nhất định theo thời hạn đã thoả thuận.
    Theo pháp lệnh “các tổ chức tín dung” (1990) của Việt Nam thì Ngân hàng thương mại được định nghĩa như sau:
    “Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phượng tiện thanh toán”.
    2.1.1.2 Các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng thương mại
    a) Nghiệp vụ huy động vốn
    Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho Ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. Nghiệp vụ huy động vốn được thực hiện thông qua hành vi mở tài khoản để thực hiện thanh toán cho khách hàng hoặc huy động các loại tiển gửi định kỳ có lãi. Đồng thời đây cũng là hoạt động chủ yếu, thường xuyên và khởi đầu cho các hoạt động của Ngân hàng thương mại và thực hiện chức năng trung gian tài chính. Với việc đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng, Ngân hàng thương mại đã đa dạng hoá các loại hình hoạt động, tập trung lại gồm các hình thức sau:
    v Tiền gửi thanh toán
    Tiền gửi thanh toán là các khoản tiền gửi của tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào khi có nhu cầu thanh toán qua Ngân hàng. Ngân hàng không nhằm mục đích sinh lời mà nhằm đảm bảo an toàn và thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Do vậy, tiền gửi thanh toán là tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút tiền hoặc ra lệnh chi bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho Ngân hàng. Mặt khác, loại tiền gửi này lãi suất thường thấp vì Ngân hàng không chủ động trong công tác cho vay.
    v Tiền gửi có kỳ hạn
    Là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào có sự thoả thuận về thời hạn rút vốn giữa Ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế do yếu tố cạnh tranh, để thu hút tiền gửi các Ngân hàng thường cho phép khách hàng đựoc rút tiền ra trước thời hạn nhưng không được hưởng lãi suất hoặc chỉ được hưởng một mức lãi suất thấp hơn.
    Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn mang tính ổn định, Ngân hàng có thể sử dụng loại tiền này một cách chủ động làm nguồn vốn kinh doanh. Vì vậy để thu hút nhiều khách hàng gửi tiền, Ngân hàng đã đa dạng hoá các kỳ hạn khác nhau trên nguyên tắc kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao, nhằm ổn định nguồn vốn kinh doanh.
    v Tiền gửi tiết kiệm
    Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền mà khách hàng gửi vào Ngân hàng nhằm mục đích tích luỹ, hưởng lãi và thực hiện kế hoạch chi tiêu nào đó trong tương lai. Đây là hình thức huy động truyền thống của Ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm bao gồm các loại sau: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.


    Ngoài các hình thức tiết kiệm trên, Ngân hàng còn có thể phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngân hàng .để huy động vốn phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn.
    b) Nhóm nghiệp vụ tín dụng
    Nghiệp vụ tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tài sản của Ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu vốn kinh doanh trong xã hội ngày càng nhiều thì vai trò của tín dụng ngày càng quan trọng. Ngân hàng thương mại đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế thông qua các nghiệp vụ tín dụng sau:
    v Nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn
    - Tín dụng trả góp
    Tín dụng trả góp là hình thức cấp tín dụng mà khách hàng được trả dần số tiền theo định kỳ đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Thông thường nghiệp vụ này gắn liền với cho vay tiêu dùng. Do đó, nó có quan hệ chặt chẽ với việc mua bán hàng hoá. Tín dụng trả góp thường được áp dụng đối với những người có thu nhập ổn định.
    - Tín dụng bằng chữ ký: có 3 loại
    + Tín dụng chấp nhận
    Tín dụng chấp nhận là việc Ngân hàng đứng ra thực hiện nghiệp vụ chấp nhận thương phiếu cho khách hàng, tức là xác nhận việc đảm bảo thanh toán của người trả tiền thương phiếu. Người phát hành thương phiếu sau khi được Ngân hàng chấp nhận có thể sử dụng thương phiếu làm phương tiện chi trả hoặc chiết khấu tại Ngân hàng. Ở nghiệp vụ này, Ngân hàng là chủ thể cho mượn uy tín của mình để khách hàng được vay vốn.
    + Tín dụng chứng từ
    Tín dụng chứng từ vừa là một phương thức thanh toán quốc tế vừa là nghiệp vụ tín dụng, vì khi Ngân hàng mở thư tín dụng cho khách hàng của mình là nhà nhập khẩu thì nhà xuất khẩu ở nước ngoài đã nhận được sự cam kết thanh toán của Ngân hàng khi họ xuất trình những chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định trong thư tín dụng
    + Tín dụng bảo lãnh
    Tín dụng bảo lãnh là sự cam kết của Ngân hàng sẽ thực hiện nghiệp vụ thay cho người được bảo lãnh nếu người này không thực hiện nghĩa vụ. Điều này được thể hiện bằng văn bản do Ngân hàng phát hành gọi là chứng từ thư bảo lãnh. Hiện nay, có rất nhiều loại bảo lãnh như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thuế quan .
    - Tín dụng ứng trước
    Tín dụng ứng trước là một thể thức cho vay được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng, trong đó khách hàng được sử dụng một mức cho vay trong một thời hạn nhất định.
    - Chiết khấu thương phiếu
    Chiết khấu thương phiếu là một nghiêp vụ tín dụng ngắn hạn được thực hiện dưới hình thức khách hàng chuyển quyền sở hửu thương phiếu chưa đáo hạn cho Ngân hàng để nhận được một số tiền bằng mệnh giá của thương phiếu trừ đi lãi suất chiết khấu và hoa hồng phí.
    - Thấu chi
    Thấu chi là một nghiệp vụ tín dụng trong đó khách hàng được Ngân hàng cho phép sử dụng số tiền vượt quá số dư thực có trên tài khoản tiền gửi trong một giới hạn thỏa thuận có ghi trong hợp đồng tín dụng.
    - Bao thanh toán
    Bao thanh toán là nghiệp vụ do một công ty con “Factor” của Ngân hàng đưa ra nhằm giúp các doanh nghiệp bán đi những khoản nợ hiện có của mình để thu tiền. Những khoản nợ mà “Factor” mua thường theo nguyên tắc miễn truy đòi. “Factor” sẽ có trách nhiệm đối với việc kiểm soát toàn bộ tín dụng, thu hồi nợ và công việc kế toán bán hàng.
    v Nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn
    Nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn có thời hạn hoàn vốn dài (trung hạn trên 1 năm đến 5 năm, dài hạn có thời gian trên 5 năm). Ngân hàng thương mại cho vay vốn trung và dài hạn thông qua hai hình thức cơ bản:
    - Cho vay đầu tư dự án
    Là hình thức Ngân hàng thương mại cấp phát tín dụng trên cơ sở thẩm định tính khả thi của các dự án đã được xem xét phê duyệt theo đúng trình tự phê duyệt.
    Dự án đầu tư trung và dài hạn của khách hàng là một bộ phận quan trọng trong tổng thể các dự án đầu tư của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên phải đảm bảo yêu cầu sau: phải là một công trình nghiên cứu khoa học có mục tiêu cụ thể và có tính khả thi cao, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và đảm bảo khả năng hoàn vốn.
    - Cho thuê tài chính
    Cho thuê tài chính là một hoạt động cho vay trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng tín dụng thuê mua. Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị và các động sản theo yêu cầu của bên thuê; bên đi thuê được sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận và không được hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn.
    Ngoài hai hình thức tín dụng trung và dài hạn trên, Ngân hàng thương mại còn thực hiện các nghiệp vụ khác như: cho vay tham dự, cho vay góp vốn, cho vay bằng vốn nhận uỷ thác, bảo lãnh vay trung và dài hạn nước ngoài.
    c) Nhóm nghiệp vụ khác
    Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất ngày càng phát triển, vi mô sản xuất và phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng. Để đáp ứng nhu cầu này, các Ngân hàng thương mại không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng nghiệp vụ như: nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ uỷ thác . thông qua những hình thức này giúp cho Ngân hàng mở rộng được các quan hệ với các doanh nghiệp và Ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín Ngân hàng trên thị trường quốc tế. Đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của các Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội thông qua các hoạt động của mình.
    2.1.2 Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
    2.1.2.1 Khái niệm về tín dụng
    Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...