Luận Văn Phạm trù Nhân của Khổng Tử với sự nghiệp trồng người ở Việt Nam hiện nay.

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Phạm trù Nhân của Khổng Tử với sự nghiệp trồng người ở Việt Nam hiện nay.
    PHẦN DẪN NHẬP
    (THAY PHẦN MỞ ĐẦU)
    Vào thời Xuân thu-Chiến quốc, ở Trung Quốc bắt đầu bước vào thời kỳ quá độ từ chế độ Chiếm hữu nô lệ sang chế độ Phong kiến. Bước quá độ này, diễn ra trên nhiều mặt như: quá độ về kinh tế, quá độ về chính trị-tư tưởng, quá độ từ lãnh chúa phân quyền đến chế độ phong kiến Trung ương tập quyền. Cứ theo lịch sử Trung Hoa cổ đại chỉ ra thì thời kỳ này xuất hiện sự thay đổi các quan hệ sản xuất trong phương thức Chiếm hữu nô lệ, đã bắt đầu dẫn đến sự thay đổi kiến trúc thượng tầng của xã hội, một loạt những học thuyết khác nhau ra đời kèm theo đó là những luật lệ, phép tắc khác nhau được giai cấp chủ nô quý tộc ban hành nhằm duy trì địa vị của mình. Đồng thời với quá trình thực hiện bước quá độ này thì giai cấp thống trị lại còn thông qua các cuộc chiến tranh liên miên, kéo dài hàng mấy trăm năm. Chiến tranh đưa lại nhiều đau khổ cho người dân. Sinh mệnh con người, sự giáo dục con người, đạo đức con người, điều kiện để quản lý con người . luôn luôn là những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ.
    Do đó, đây là thời kỳ xuất hiện rất nhiều các trào lưu tư tưởng triết học và chính trị-xã hội ở Trung Quốc. Đây là thời kỳ mà các học thuyết đua nhau xuất hiện. Nổi lên là Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia. Trong đó Nho gia là tiêu biểu hơn cả. Phải nói rằng, Nho giáo là học thuyết triết học và chính trị-xã hội lớn nhất của Trung Quốc, đồng thời cũng là học thuyết lớn nhất của Phương Đông. Nho giáo đã đề cập đến nhiều phương diện của khoa học xã hội, khoa học nhân văn và cả khoa học tự nhiên. Nhưng nổi lên trong đó là vấn đề về đạo đức xã hội, đặc biệt là vấn đề về lòng Nhân.
    Người sáng lập ra Nho giáo là Khổng Tử. Khổng Tử là nhà tư tưởng tiêu biểu nhất của giai đoạn này, bằng đức độ và tài năng của mình ông đã xây dựng nên học thuyết về phạm trù Nhân. Phạm trù nhân của Khổng Tử chứa đựng một nội dung rất lớn, hầu như mọi cuốn sách về lịch sử triết học Trung Quốc đều ít nhiều có đề cập đến. Chính vì thế mà phạm trù Nhân được xem là phạm trù đã đặt cơ sở cho Chủ nghĩa nhân đạo không chỉ đối với Trung Quốc cổ đại mà còn với cả Phương Đông, trong đó không thể loại trừ Việt Nam chúng ta. Vậy nên, một đề tài nghiên cứu về phạm trù Nhân hiện nay là một việc làm cấp thiết, nó không chỉ có lợi cho sự hiểu biết về đức Nhân của Nho giáo mà còn có lợi trong việc tìm hiểu sự kế thừa quan điểm này ở Việt Nam như thế nào trong sự nghiệp trồng người để xây dựng con người mới Xã hội Chủ nghĩa.
    Sỡ dĩ như vậy là do thực tế cho thấy chúng ta đang sống trong một thời đại mà trên lĩnh vực tư tưởng, sự nối tiếp giữa quá khứ với hiện tại, sự giao lưu giữa Đông và Tây trở nên cấp thiết. Vậy nên, việc dánh giá lại những giá trị của Nho giáo nói chung và phạm trù Nhân của Khổng Tử nói riêng trong lịch sử tư tưởng và ảnh hưởng của nó, sự kế thừa những yếu tố tích cực trên cơ sở có chọn lọc của Đảng và Nhà nước ta trong xã hội ngày nay có một ý nghĩa rất to lớn.
    Thật ra phạm trù Nhân của Khổng Tử đã có những ảnh hưởng rất sâu sắc trong xã hội Việt Nam chúng ta. Nhưng sự đánh giá về phạm trù Nhân này ở mỗi thời đại, ở mỗi thời kỳ lịch sử, ở mỗi tác giả là hoàn toàn khác nhau. Sự đánh giá này cũng biểu hiện ở sự đánh giá của các tầng lớp, giai cấp khác nhau trong xã hội. Có lúc nó được ca ngợi đưa lên đến tận mây xanh. Nhưng cũng có lúc bị hạ nhục đến ê chề. Cũng có những quan điểm vừa phê phán vừa ca ngợi, chỉ ra những hạn chế, những tích cực về phạm trù Nhân của Nho giáo đối với đời sống xã hội, nhất là cuối giữa thế kỷ XX đến nay.
     

    Các file đính kèm:

  2. ththao66

    ththao66 New Member

    Bài viết:
    2
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Xu:
    0Xu
    chị có thể liên hệ qua gmail của em để em mua tài liệu này được không ạ
     
  3. ththao66

    ththao66 New Member

    Bài viết:
    2
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Xu:
    0Xu
    Chị có thể liên hệ em để em có thể mua tài liệu này được không ạ?
     
Đang tải...