Thạc Sĩ Ngôn từ và nghệ thuật giọng điệu truyện Ngắn Nguyễn Tuân trước Cách Mạng Tháng 8

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU




    1. Lý do chọn đề tài


    Nguyễn Tuân là tác giả tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một trong số không nhiều nhà văn đã tạo được cho mình một phong cách nghệ thuật độc đáo. Là một nghệ sĩ lớn, Nguyễn Tuân đã để lại sự nghiệp văn học đồ sộ với nhiều trang viết tài hoa, độc đáo. Năm 1996, ông vinh dự được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.

    Từ trước đến nay, có nhiều huớng nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Tuân, nhưng tìm hiểu ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật của ông lại chưa được chú ý thích đáng. Ngôn ngữ chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Đó là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình sáng tạo và cũng là yếu tố đầu tiên mà người đọc tiếp xúc khi đến với tác phẩm văn học nghệ thuật. Có lẽ vì thế mà M. Gorki đã viết: “ Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tuợng của cuộc sống - là chất liệu của văn học”. [42, 215]. Ngôn ngữ, theo Martin Hedegeer là “Ngôi nhà của hữu thể”. Vì thế, khám phá ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Tuân thực chất là tìm đến chiều sâu bản ngã và tài năng nghệ thuật của ông.

    Trong lễ trao giải thuởng cho những nhà văn được “Giải thuởng Hồ Chí Minh‟‟, nhà thơ Tố Hữu đã gọi Nguyễn Tuân là “Người thợ kim hoàn của chữ” [Báo Văn nghệ tháng 4 năm 1987]. Văn Nguyễn Tuân là một thế giới nghệ thuật phong phú, kỳ diệu, mới mẻ và bao giờ cũng đem lại cho người đọc một sự hứng thú đặc biệt. Hoài Anh nhận xét: “Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng hoa đến một độ cao hiếm thấy trong văn học Việt Nam’’ [48, 230]

    Có những người viết hàng chục quyển sách nhưng vẫn chẳng ai biết tên, nhớ mặt. Có những người chỉ viết vài bài thơ, vài truyện mà khắc được bóng dáng mình vào vĩnh cửu. Nguyễn Tuân là nhà văn được trời phú cho rất nhiều khả năng trong việc bộc lộ giọng điệu. Trong cuốn Nhà văn hiện đại, nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: “Văn chương Nguyễn Tuân đã làm cho văn giới Việt Nam phải chú ý đến lối hành văn đặc biệt của ông và những ý kiến cùng tư tuởng phô diễn bằng những giọng tài hoa, sâu cay, khinh bạc, lúc thì đầy nghệ thuật, lúc thì bừa bãi lôi thôi, như một bức phác họa, nhưng bao giờ nó cũng cho người ta thấy một trạng thái của tâm hồn”.[51, 426,
    427]

    Tất nhiên khi nhắc đến Nguyễn Tuân, người ta nhớ đến ông với tư cách ông vua trong thể tùy bút. Với tài năng nghệ thuật của mình, ông đã đưa tùy bút thành một thể văn sang trọng, lịch lãm. Bên cạnh đó, truyện ngắn của Nguyễn Tuân cũng không kém phần đặc sắc. Trong luận văn này, chúng tôi mạnh dạn trình bày kết quả nghiên cứu ngôn từ và giọng điệu nghệ thuật của nhà văn trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân trước năm 1945 để hiểu hơn sự đa dạng của ngòi bút độc đáo này.




    MỤC LỤC


    PHẦN MỞ ĐẦU . 1


    1. Lý do chọn đề tài . 1

    2. Lịch sử vấn đề . 2

    4. Phương pháp nghiên cứu 7

    5. Cấu trúc luận văn 7

    PHẦN NỘI DUNG . 8

    CHưƠNG 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT, NHÃN QUAN NGÔN NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN . 8
    1.1. Cái nhìn độc đáo về con người . 8

    1.2. Quan niệm về nhà văn và nghề văn . 19

    1.3. Nhãn quan ngôn ngữ 29

    CHưƠNG 2: NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT 36

    2.1. Vài nét về ngôn ngữ nghệ thuật . 36

    2.2. Ngôn ngữ người kể chuyện . 36

    2.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện biết trước 37

    2.2.2 Ngôn ngữ người kể chuyện hóa thân vào nhân vật . 40

    2.3. Ngôn ngữ nhân vật 41

    2.3.1 Ngôn ngữ đối thoại . 42

    2.3.2. Ngôn ngữ độc thoại 50

    2.4. Ngôn ngữ giàu màu sắc văn hóa . 51

    CHưƠNG 3 : GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT . 59

    3.1. Khái niệm giọng điệu 59

    3.2. Các giọng điệu chính . 59

    3.2.1. Giọng điệu khinh bạc 60

    3.2.2. Giọng điệu hoài tiếc . 77

    3.2.3 Giọng điệu triết lý . 81

    KẾT LUẬN . 89

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
     

    Các file đính kèm:

  2. ltam

    ltam New Member

    Bài viết:
    1
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Xu:
    0Xu
    SAO KỲ VẬY TÊN TÀI LIỆU LÀ
    Ngôn từ và nghệ thuật giọng điệu truyện Ngắn Nguyễn Tuân trước Cách Mạng Tháng 8. MÀ NỘI DUNG LẠI LÀ DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ VẬY ADD
     
Đang tải...