Thạc Sĩ Phòng trừ sinh học bệnh thối trái dưa hấu (Phytopthora capsici) bằng xạ khuẩn trong điều kiện phòng

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 8/8/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    Huỳnh Vân An. 2014. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Thị Thu Nga.
    TÓM LƯỢC
    Đề tài được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ từ tháng 5/2013 đến 3/2014 nhằm tìm ra chất bảo vệ tế bào xạ khuẩn 54 RM tốt nhất trong điều kiện đông khô, tìm ra chất phụ gia giúp tế bào xạ khuẩn 54 RM hồi phục từ tình trạng đông khô về tình trạng tăng trưởng cũng như khảo sát mật số xạ khuẩn 54 RM trong bột đông khô sau thời gian tồn trữ và hiệu quả phòng trị sinh học của chế phẩm xạ khuẩn 54 RM với một số bệnh trên rau màu: bệnh thán thư trên cây ớt (Colletotrichum sp.), bệnh chết cây con trên bắp cải (R. solani), bệnh héo rũ trên cây mè (Fusarium oxysporum) . Đề tài gồm 4 thí nghiệm:
    Thí nghiệm 1: Nghiên cứu chất bảo vệ tế bào xạ khuẩn 54 RM tồn tại trong điều kiện đông khô.
    Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 9 nghiệm thức với 4 lần lập lại. Kết quả thí nghiệm 1: đường sucrose nồng độ 5% được chọn làm chất phụ gia bảo vệ tế bào xạ khuẩn để thực hiện các thí nghiệm tiếp theo.
    Thí nghiệm 2: Nghiên cứu chất phụ gia giúp tế bào xạ khuẩn 54 RM hồi phục từ tình trạng đông khô về tình trạng tăng trưởng.
    Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lập lại và 9 nghiệm thức. Kết quả thí nghiệm 2: các chất như sữa 10% và 20%, glucose 10% và manitol 10% đều có hiệu quả phục hồi tế bào xạ khuẩn tốt hơn so với đối chứng.
    Thí nghiệm 3: Khảo sát thời gian tồn trữ của chế phẩm xạ khuẩn 54 RM dưới dạng bột đông khô.
    Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức thêm chất bảo quản với 4 lần lập lại. Kết quả thí nghiệm 3: sữa 10% và 20% là chất phụ gia tốt, có khả năng phục hồi tế bào tốt và cho mật số cao hơn so với các nghiệm thức còn lại.
    Thí nghiệm 4: Hiệu quả phòng trị sinh học của chế phẩm xạ khuẩn 54 RM với một số bệnh trên rau màu.
    + Bệnh thán thư ớt: biện pháp phun trước được áp dụng trong thí nghiệm đánh giá hiệu quả phòng trị bệnh của các chế phẩm sau đông khô, chế phẩm xạ khuẩn 54 RM sau đông khô 30 ngày hiệu quả phòng trị bệnh thán thư trên ớt ổn định qua từng thời gian ghi nhận, và các chất phục hồi như sữa 10%, sữa 20 % và glucose 10% có hiệu quả phòng trị cao hơn so với manitol 10%.
    + Bệnh chết cây con trên bắp cải: qua các thời gian khảo sát các nghiệm thức cho thấy hiệu quả phòng trị khá tốt qua các thời điểm. Nghiệm thức sữa 20% là nghiệm thức cho kết quả tốt nhất và ổn định qua các ngày khảo sát, kế đến là nghiệm thức sữa 10% glucose 10% , và thấp nhất là mantose 10%.
    + Bệnh héo rũ cây mè: qua kết quả cho thấy các nghiệm thức bột xạ khuẩn 54RM sau khi đông khô có bổ sung chất phụ gia 10%, sữa 20% cho hiệu quả phòng trị cao nhất, kế đến là nghiệm thức bổ sung glucose 10%, sau cùng là manitol 10%.
    Từ khóa: xạ khuẩn, chế phẩm đông khô, bệnh thán thư,bệnh chết cây con, bệnh héo rũ., khả năng gây hại, ,ớt, bắp cải, mè, Colletotrichum sp, Fusarium oxysporum, R. solani

    GIỚI THIỆU
    Hiện nay có rất nhiều nhà khoa học đã và đang nghiên cứu về việc sản xuất thuốc vi sinh tử những vi sinh vật đối kháng để áp dụng trong phòng trị bệnh cây trồng. Nhóm vi sinh vật đối kháng này có khả năng làm giảm hoạt động, sức sống và mật độ nguồn bệnh bằng tác động tiết kháng sinh hay enzyme phân hủy vách tế bào của tác nhân gây bệnh, hoặc cạnh tranh dinh dưỡng và chỗ ở (Graffer, 1993). Đặc biệt là xạ khuẩn là nhóm vi sinh vật có khả năng ức chế sự hoạt động của các mầm bệnh. Nguyễn Thị Kim Xuyến (2011) đã tìm ra được môi trường nuôi lỏng cho mật số vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa 23 1-1 đạt mật số cao nhất cũng như tìm ra chất chống đông thích hợp để bảo vệ cho vi khuẩn này trông điều kiện đông khô, tìm ra được chất phụ gia giúp tế bào phục hồi trạng thái hoạt động sau đông khô và khảo sát mật số vi khuẩn trong chế phẩm sau thời gian tồn trữ.
    Xạ khuẩn là nhóm vi sinh vật triển vọng trong phòng thí nghiệm phòng trị sinh học bệnh cây trồng. Việc tìm ra chất bảo quản tồn trữ cho mật số cao trong khoảng thời gian khảo sát là việc cần thiết để tìm ra chất bảo quản tốt nhất để có thể sản xuất thành thuốc bảo vệ thực vật bi sinh dưới dạng thương mại. Chính vì thế mà đề tài được thực hiện nhằm các mục tiêu sau:
    + Tìm ra chất bảo vệ tế bào xạ khuẩn 54 RM tốt nhất trong điều kiện đông khô.
    + Tìm ra chất phụ gia giúp tế bào xạ khuẩn 54 RM hồi phục từ tình trạng đông khô về tình trạng tăng trưởng
    + Khảo sát mật số xạ khuẩn 54 RM trong bột đông khô sau thời gian tồn trữ.
    + Hiệu quả phòng trị sinh học của chế phẩm xạ khuẩn 54 RM với một số bệnh trên rau màu.
    - Bệnh thán thư trên cây ớt (Colletotrichum sp.)
    - Bệnh chết cây con trên bắp cải (R. solani)
    - Bệnh héo rũ trên cây mè (Fusarium oxysporum )

    MỤC LỤC
    Trang
    CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG i
    TRANG CAM KẾT KẾT QUẢ ii
    LƯỢC SỬ CÁ NHÂN iii
    LỜI CẢM TẠ iv
    TÓM LƯỢC v
    SUMMARY vii
    MỤC LỤC ix
    DANH SÁCH BẢNG xi
    DANH SÁCH HÌNH xii
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xiii
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
    2.1. PHÒNG TRỪ SINH HỌC BỆNH CÂY TRỒNG 2
    2.1.1.Khái niệm 2
    2.1.2.Vai trò của vi sinh vật đối kháng 2
    2.2. Xạ khuẩn và vai trò của xạ khuẩn trong phòng trừ sinh học 3
    2.2.1. Một số đặc điểm của xạ khuẩn 3
    2.2.2. Vai trò của xạ khuẩn trong phòng trừ sinh học bệnh cây 5
    2.2.3. Một số cơ chế của xạ khuẩn liên quan đến ức chế các tác nhân gây bệnh trên cây trồng 5
    2.2.4. Một số ứng dụng của xạ khuẩn trong phòng trị sinh học bệnh cây 9
    2.3. Các nghiên cứu về tồn trữ các chế phẩm vi sinh 11
    2.3.1. Chế phẩm tồn trữ dạng bột 11
    2.3.2. Chế phẩm tồn trữ dạng lỏng 12
    2.3.3. Chế phẩm tồn trữ dạng đông khô 12
    2.4. Một số bệnh trên cây trồng trong nghiên cứu có sử dụng chế phẩm xạ khuẩn tồn trữ để phòng trị 13
    2.4.1. Bệnh thán thư trên cây ớt (Colletotrichum spp.) 13
    2.4.2. Bệnh chết cây con trên bắp cải (Rhizoctonia solani) 15
    2.4.3. Bệnh héo rũ trên cây mè (Fusarium oxysporum ) 16
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
    3.1. PHƯƠNG TIỆN 19
    3.1.1. Thời gian và địa điểm 19
    3.1.2. Vật liệu 19
    3.2. PHƯƠNG PHÁP 20
    3.2.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu chất bảo vệ tế bào xạ khuẩn 54 RM tồn tại trong điều kiện đông khô 20
    3.2.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu chất phụ gia giúp tế bào xạ khuẩn 54 RM hồi phục từ tình trạng đông khô về tình trạng tăng trưởng 21
    3.2.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát thời gian tồn trữ của chế phẩm xạ khuẩn 54 RM dưới dạng bột đông khô 22
    3.2.4. Thí nghiệm 4: Hiệu quả phòng trị sinh học của chế phẩm xạ khuẩn 54 RM với một số bệnh trên rau màu 23
    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27
    4.1. NGHIÊN CỨU CHẤT BẢO VỆ TẾ BÀO XẠ KHUẨN 54 RM TỒN TẠI TRONG ĐIỀU KIỆN ĐÔNG KHÔ. 27
    4.2. NGHIÊN CỨU CHẤT PHỤ GIA GIÚP TẾ BÀO XẠ KHUẨN 54 RM HỒI PHỤC TỪ TÌNH TRẠNG TIỀM SINH SAU ĐÔNG KHÔ VỀ TÌNH TRẠNG TĂNG TRƯỞNG 30
    4.3. KHẢO SÁT THỜI GIAN TỒN TRỮ CỦA CHẾ PHẨM XẠ KHUẨN 54 RM DƯỚI DẠNG BỘT ĐÔNG KHÔ. 33
    4.4. HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM XẠ KHUẨN 54 RM SAU ĐÔNG KHÔ ĐƯỢC BỔ SUNG CÁC CHẤT PHỤC HỒI TẾ BÀO KHÁC NHAU TRONG PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH HẠI TRÊN CÂY TRỒNG 40
    4.4.1 Bệnh thán thư trên cây ớt (Colletotrichum sp.) 40
    4.4.2. Bệnh chết cây con trên bắp cải (R. solani) 44
    4.4.3. Bệnh héo rũ trên cây mè (Fusarium oxysporum ) 47
    CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 51
    5.1. KẾT LUẬN 51
    5.2 ĐỀ NGHỊ 51
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
    PHỤ LỤC 59
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...